Sai lầm tai hại của mẹ khiến con bị táo bón mãi không dứt

( PHUNUTODAY ) - Táo bón ở trẻ lại là tình trạng khá phổ biến do nhiều nguyên nhân. Trong đó, phần lớn nguyên nhân đến từ sai lầm của bố, mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ.

Bảo quản sữa không đúng

Nếu bé không uống hết lượng sữa vừa pha, bạn hãy đậy kín nắp bình (kể cả phần núm bình) rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này có thể giữ sữa an toàn trong 1 giờ sau khi pha. Nếu trong khoảng thời gian đó, bé có thể uống tiếp thì hãy hâm bình sữa trong một chiếc tô đựng nước nóng 70 độ để sữa ấm lên rồi mẹ nếm thử sữa trước khi cho bé uống.

Bạn không nên để sữa thừa ở điều kiện nhiệt độ bình thường sau 15 phút. Đây là khoảng thời gian đủ để vi khuẩn xâm nhập vào sữa. Nếu uống sữa này, bé có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, sôi bụng…

Không để ý đến thành phần sản phẩm khi chọn sữa cho con.

Nhiều phụ huynh thường “đổ lỗi” cho sữa công thức khiến trẻ bị táo bón nhưng lại không xác định được nguyên nhân sâu xa của nó. Thực tế, rất nhiều sản phẩm dinh dưỡng và sữa công thức hiện nay có thành phần dầu cọ. Trong khi đó, dầu cọ chứa hàm lượng lớn axit palmitic. Đây là một dạng chất béo bão hòa có khả năng kết hợp với canxi từ thực phẩm và sữa tạo thành một hợp chất khó tan. Chính hợp chất này khiến trẻ bị táo bón.

Đổi sữa cho con liên tục trong thời gian ngắn khiến trẻ bị táo bón lâu ngày

Hệ tiêu hóa của trẻ cần một khoảng thời gian nhất định để làm quen và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cả thức ăn và sữa công thức. Điều này sẽ khiến con có dấu hiệu táo bón trong thời gian đầu. Qua giai đoạn làm quen này, có nhiều khả năng tình trạng táo bón của con sẽ dần cải thiện.

Mặt khác, mọi đứa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 0-12 tháng tuổi) đều có giai đoạn thích nghi tự nhiên. Trong giai đoạn này, mọi cơ quan trong cơ thể bé đều phải tập làm quen với nhiều yếu tố bên ngoài bụng mẹ như không khí, sữa, ánh nắng mặt trời… Nhiều bé trong giai đoạn này gặp phải chứng táo bón nhưng sẽ cải thiện khi con dần làm quen với những yếu tố đó.

20200627_be-bi-tao-bon-vi-nhung-nguyen-nhan-gi-xu-ly-ra-sao-thi-an-toan

Tuy nhiên, có một thực tế là khi thấy con chậm đi ngoài hơn bình thường khi được bổ sung uống sữa công thức, bố, mẹ lại vội vàng đổi sữa. Khi đó, hệ tiêu hóa của con phải làm quen lại từ đầu trong mỗi lần thay đổi loại sữa mới. Điều này vô tình khiến tình trạng táo bón của trẻ không những không cải thiện mà còn kéo dài thời gian táo bón hơn.

Đối với trẻ ăn dặm

Bé ăn dặm bị táo bón là tình trạng khá phổ biến. Điều này xảy ra do hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi với chế độ ăn mới. Nếu biết cách cải thiện, con sẽ hết táo bón trong một khoảng thời gian ngắn.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị táo bón lâu ngày khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm, bố mẹ cần điều chỉnh một số sai lầm khi chăm sóc trẻ. Những sai lầm thường gặp, bao gồm:

Cho trẻ ăn quá ít hoặc quá nhiều chất xơ

Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe táo bón do thiếu chất xơ. Tuy nhiên, chế độ ăn quá nhiều chất xơ cũng là nguyên nhân gây táo bón ở cả trẻ em và người lớn mà ít ai ngờ tới.

Chất xơ có hai loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có nhiệm vụ hấp thụ nước, tạo thành một dạng gel trong hệ tiêu hóa khiến người ăn cảm thấy no lâu hơn. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan đóng vai trò như chất xúc tác để thức ăn dễ dàng đi qua dạ dày, ruột, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và cân bằng độ pH.

Trẻ ăn quá ít chất xơ thì hệ tiêu hóa sẽ không có đủ điều kiện thuận lợi để làm việc. Bên cạnh đó, trẻ được cho ăn quá nhiều chất xơ sẽ thường xuyên bị đầy hơi, co thắt bụng, chất gel trong dạ dày làm cản trở quá trình tổng hợp phân và hấp thụ các dưỡng chất khác.

Tự ý dùng thuốc để chữa trị cho con

Táo bón là bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ nhỏ nhưng cần thời gian điều trị lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì. Nhiều phụ huynh vì tâm lý sốt ruột, muốn con mau khỏi mà tự ý tìm đến các loại thuốc nhuận tràng, làm mềm phân. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ xử lý được triệu chứng mà không điều trị được căn nguyên của bệnh. Thêm vào đó, thuốc nhuận tràng thường gây mất nước và về lâu dài không giúp trẻ xử lý được tình trạng bệnh, thậm chí ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.

Không kiên trì trong việc điều trị

Để trẻ thoát khỏi tình trạng táo bón, bố mẹ cần kiên trì để giúp trẻ điều trị từ 2-3 tháng, thậm chí có trẻ cần 6 tháng đến 1 năm để điều trị được dứt điểm. Một trong những sai lầm nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải là khi thấy hiện tượng táo bón của con được cải thiện một chút là ngừng ngay việc điều trị khiến bệnh táo bón ở trẻ kéo dài rất lâu.

Chính vì vậy, bố mẹ phải thật kiên trì trong suốt quá trình con bị táo bón, dù trong việc duy trì chế độ ăn uống hay bổ sung lợi khuẩn và tạo thói quen đi cầu đúng giờ của trẻ.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link