11 mẹo cực hay giúp nhà bạn mát rười rượi trong thời tiết mùa hè nắng nóng 40 độ C

( PHUNUTODAY ) - Hiện tại, những cơn nắng nóng gay gắt của mùa hè đang khiến mọi người cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chẳng ai muốn bước chân ra đường. Thế nhưng, khi ở trong nhà cảm giác bức bí, khó chịu vẫn luôn đeo bám. Lúc này, đừng lo lắng hãy áp dụng ngay 11 làm dịu mát nhà cực hay dưới đây nhé!

1. Đặt quạt để gió thổi ra cửa

2

Để làm mát nhà nhanh hơn bạn nên thúc đẩy việc "tống" hơi nóng ra bên ngoài bằng cách bật quạt hướng thẳng ra ngoài cửa. Việc này có thể thực hiện cùng lúc với thời điểm mở các cửa buổi tối. Với cách này chỉ khoảng 10 phút, không khí trong nhà đã dịu hẳn đi. Nếu muốn bật điều hòa, bạn cũng có thể dành vài phút dùng quạt đẩy khí nóng ra ngoài để phòng mát nhanh và tiết kiệm điện hơn.

2. Lắp rèm ở hướng nắng rọi trực tiếp

1aa

Đối với những ngôi nhà bị nắng rọi trực tiếp, cách tốt nhất để làm mát nhà chính là lắp rèm, làm hệ thống mành che ở hướng đó và luôn kéo rèm khi trời bắt đầu nắng. Cách này còn áp dụng được ban công, logia của cả nhà riêng lẫn ban công. Bạn nên xem xét chọn rèm sáng màu để tránh hấp thị nhiệt, ngoài ra, hệ rèm bằng tre cũng chống nóng hiệu quả mà rất thân thiện với môi trường.

3. Thực hiện nguyên tắc đóng cửa vào ban ngày, mở cửa khi tối

2vc

Để làm mát nhà, điều bạn cần nhất chính là hạn chế không khí nóng từ bên ngoài tràn vào nhà. Muốn vậy, bạn nên áp dụng triệt để phương pháp đóng kín cửa vào ban ngày. Cụ thể khi nắng lên, hãy đóng kín cửa sổ, kéo rèm để hạn chế nắng làm nóng phòng. Đến chiều tối, khi nắng đã tắt, trời mát hơn, đó là lúc bạn nên mở hết cả cửa để không khí nóng trong nhà thoát ra ngoài. Điều này sẽ giúp nhà mau trở lại mát mẻ, dễ chịu hơn.

4. Đặt một chậu đá/ nước lạnh trước quạt

3 con giap

Muốn trong nhà mát nhanh hơn, sâu hơn, bạn có thể đặt một chậu đá hay nước lạnh trước hướng quạt thổi. Gió kết hợp với hơi nước sẽ mang đến làn gió lạnh và ẩm, mát hơn gió quạt thông thường rất nhiều. Cách này có thể áp dụng cùng lúc và sau làm mát nhà bước 1 (mở cửa và lấy quạt thổi khí nóng ra ngoài). Với những nhà không có điều hòa, đây là cách có thể áp dụng để giúp phòng mát mẻ hơn.

5. Tăng cường sinh hoạt ở tầng trệt hay tầng thấp

Empty

Đối với nhà tầng, các tầng cao ở trên cao càng dễ nóng bức do ít được che chắn. Thêm vào đó không khí nóng luôn bay lên trên. Thế nên nếu có thể di chuyển, hãy tăng cường thời gian sinh hoạt ở tầng trệt và tầng dưới, đó sẽ là nơi mát mẻ nhất trong nhà.

6. Thêm cây xanh

1

Cây xanh luôn là bộ máy lọc không khí hữu hiệu và mang lại cảm giác dễ chịu trong những ngày nóng bức. Bạn có thể mua một vài chậy cây tán rộng để ở ngoài ban công để chắn ánh nắng trực tiếp vào nhà. Ngoài ra, về lâu, về dài, hãy nghĩ đến việc trồng cây dây leo để có một bức rèm xanh mát.

7. Lắp quạt thông gió ở trên cao

Như đã nói, không khi nóng luôn bay lên trên, thế nên một chiếc quạt thông gió ở tầng trần nhà sẽ giúp đẩy khí nóng ra ngoài nhanh hơn, nhờ đó, bên trong nhà sẽ mát mẻ hơn nhiều.

8. Lợp mái nhà màu sáng

1 hoa ngu

Có một thực tế là những gam màu tối thường hấp thụ nhiệt rất tốt. Bởi thế, để đối phố với tình trạng này, bạn có thể sơn lại nhà bằng sơn cách nhiệt, trải tấm cách nhiệt lên mái nhà. Hoặc về lâu dài nếu có điều kiện hơn, có thể lớp lại mái nhà với tone màu sáng. Cách này cực hiệu quả cho nhà sử dụng mái tôn.

9. Đừng bật nước nóng

Vì thời tiết vốn đang nóng gay gắt rồi, nên nếu không phải trường hợp cần kíp, hãy sử dụng nước mát thôi. Nước nóng sẽ khiến hơi nóng quanh quẩn trong nhà, khiến không gian thêm bí bách nóng nực.

10. Bật đèn và sử dụng các thiết bị điện phù hợp

1 dam vang

Bất cứ một ngọn đèn hay thiết bị điện nào khi sử dụng cũng đều phát ra nhiệt lượng. Nếu muốn làm mát nhà, những ngày nóng bức thế này, hãy tính toán kĩ khi bật đèn, bật tivi... và lưu ý tắt ngay khi không sử dụng. Nếu được, hãy thay đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang compact hoặc đèn LED để giảm nhiệt lượng tỏa ra.

11. Tính toán kĩ khi nấu nướng

1 cap vo chong

Nhiệt lượng tỏa ra từ bếp chính là một trong những nguyên nhân chính khiến ngôi nhà nóng nực hơn, đặc biệt là những căn hộ nhỏ, bếp liền kề. Muốn nhà mát, bạn nên lên kế hoạch nấu nướng sao cho khoa học như sơ chế sẵn sàng từ trước để đến lúc nấu ăn là nấu một lèo. Đồng thời nên tính toán nấu gì trước, nấu gì sau cho tiết kiệm thời gian bật bếp nhất. Như vậy, thời gian "hun" nóng nhà sẽ được giảm thiểu.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn