Không có cây này trong nhà đảm bảo bạn sẽ hối hận cả đời sau khi biết điều này

( PHUNUTODAY ) - Không có cây này trong nhà đảm bảo bạn sẽ hối hận cả đời sau khi biết điều này - hãy tìm hiểu ngay.

cay-chanh-171

 

Cây quất

Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Nó có công năng hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.

Bài thuốc đơn giản nhất thường dùng với quả quất là hấp cách thủy cùng mật ong (hoặc đường phèn) trong vòng 15 phút để trị ho, viêm họng. Ngoài ra, người ta còn dùng quất chưng làm siro để dùng dần, hoặc ngâm với đường/muối. Nước quất có thể uống như một loại nước giải khát, giúp thanh nhiệt cơ thể, và đặc biệt có tác dụng giải rượu. Các bệnh đường tiêu hoá như đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn cũng đều có thể dùng quất trị bệnh. Với các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ, hạt cũng được dùng làm thuốc.
Bài thuốc từ cây quất

- Đau họng, miệng khô, răng đau, lưỡi tê: Quả quất 500 g thái thành lát, phơi khô, cho vào lọ cùng 250 g chè xanh, đậy kín, để trong 1 tháng. Mỗi ngày dùng 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng giải rượu.

- Đại tiện khó khăn, bụng trên đầy trướng: Quả quất 50 g, sắc uống trong ngày.

- Dạ dày đau, thượng vị đầy tức, nấc, ợ hơi, chán ăn: Quả quất 500 g thái lát, trộn đều với 500 g đường kính trắng, cho vào lọ kín trong 2 tuần. Mỗi ngày 25 g nước cốt hoà với nước ấm, chia nhiều lần uống, dùng liên tục trong nhiều ngày.

- Chữa chán ăn và đầy bụng, khó tiêu: Quả quất 100 g ngâm trong 500 ml rượu trắng thấp độ, sau 2 tuần mang ra dùng. Trước mỗi bữa ăn, uống 15-20 ml, dùng liên tục trong nhiều ngày.

la-ot-0903

 

Cây ớt

Giảm cân

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh, thành phần chất cay của ớt (chất capsaicin) tạo khả năng sinh nhiệt rất lớn, có tác dụng lan tỏa và đốt cháy các chất béo, đốt cháy nhiều calo hơn ngay sau bữa ăn. Ngoài ra, chất này còn giúp làm tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no và nhờ đó giúp người dùng giảm cân hiệu quả.

Khi cơ thể hấp thụ chất cay có thể tăng cường hoạt động của não, thúc đẩy sự chuyển tải của hệ thần kinh làm cho thận tiết ra các dịch thể đốt cháy chất béo dẫn đến tác dụng giảm béo.

Cải thiện tiêu hóa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn ớt vừa phải sẽ giúp tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, đồng thời tránh bị đầy hơi. Vị cay của ớt sẽ kích thích thần kinh vị giác để được chuyền lên não bộ, tăng tiết nước bọt. Để giảm cảm giác đau nóng của ớt, não bộ tiết ra một chất giảm đau là endorphin. Với nồng độ cao, chất này gây cảm giác thoải mái. Người thích ăn ớt thường quen với cảm giác này, bữa ăn thiếu ớt sẽ mất ngon.

Nhiều người nghĩ rắng, ăn ớt nhiều sẽ hại cho dạ dày. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cho thấy, ớt lại là thức ăn tốt cho những người bị đau dạ dày. Trong ớt có chứa chất capsaicin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây loét dạ dày, ngăn chặn việc tạo ra acid chua, tăng lượng máu chảy vào niêm mạc dạ dày giúp ngừa tình trạng loét hoặc làm lành những vết loét. Tuy nhiên, những người hay ợ chua thì không nên dùng ớt, vì điều này có thể làm bệnh thêm nghiêm trọng.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn