Làm sao để được người khác tôn trọng và thăng tiến nhanh hơn?

( PHUNUTODAY ) - Những hành động này đều rất nhỏ và cơ bản nhưng bạn có chắc là mình biết và đã làm theo không?

Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao có những người lúc nào cũng được người khác tôn trọng, quý mến và ngược lại không? Thực tế thì có đôi khi, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng này bằng những việc làm hết sức đơn giản.

Hãy nhớ rằng, chính mỗi hành động mà bạn làm ra sẽ được dùng để đánh giá con người bạn đấy. Làm người lịch sự, ai gặp cũng yêu không khó như tưởng tượng đâu.

chuaadida_full_lam-sao-de-duoc-nguoi-khac-ton-trong-va-thang-tien-nhanh-hon

1. Người ta niềm nở nụ cười, ta thì lạnh lùng như sương giá.

2. Người ta luôn nhớ tên của người khác, ta thì lại mong rằng tên của mình được người khác khắc ghi.

3. Người ta mang đến sự khích lệ, còn ta lại dội cho người một gáo lạnh như băng.

4. Người ta luôn sẵn sàng lắng nghe, ta thì tỏ ra không đủ kiên nhẫn.

5. Người ta tán thành trước, để đối phương dần dần nói “đúng vậy”, còn ta phủ định trước, dẫn đến hai bên tranh cãi không thôi.

6. Người ta khéo léo đưa ra đề nghị, ta thì phủ nhận thẳng thừng.

7. Người ta khéo léo từ chối, còn ta phản đối một cách lạnh lùng.

8. Người ta luôn nói về chuyện đối phương cảm thấy hứng thú, còn ta chỉ nói về chuyện mà mình thấy vui.

9. Người ta luôn nghĩ đến lòng tự trọng của đối phương, còn ta thì thỏa mãn với tâm hư vinh của mình.

10. Người ta thiện ý khen ngợi, còn ta lại luôn thích phê bình.

Đây chính là chỗ khác biệt, chỉ có thể trách rằng vì sao ta không góp đủ vốn liếng để được gần gũi mọi người hơn.

Về công việc, vì sao người ta lại thăng tiến nhanh hơn, mức lương cao hơn mình?

1. Người ta mục tiêu sống rõ ràng, còn ta thì hồ đồ sống qua từng ngày.

2. Người ta luôn lập ra kế hoạch chi tiết cụ thể, ta thì râu tóc ôm đủ cả hai tay.

3. Người ta sẵn lòng hợp tác với người một cách thiện ý, còn ta thì thích đơn phương độc mã một mình.

4. Người ta khai thác hết tiềm năng của tự thân, còn ta chỉ biết vùi đầu làm việc như cái máy.

5. Người ta lo trước tính sau, còn ta thì mất bò mới lo làm chuồng.

6. Người ta thản nhiên xem nhẹ được mất, còn ta thì mệt mỏi vì danh vì lợi.

7. Người ta hiểu được buông bỏ, còn ta cứ mãi khắc ghi nỗi đau trong lòng.

8. Người ta cải thiện nhược điểm của tự thân, còn ta thì cứ oán trách khuyết điểm của chính mình.

9. Người ta tràn đầy nhiệt tình với công việc, ta thì làm việc một cách hời hợt không cảm xúc.

10. Người ta làm việc dựa vào trí tuệ, còn ta làm việc dựa vào sức lực.

Khoảng cách giữa người với người là kéo giãn ra như vậy!

1. Khi ta còn đang nằm lì trên giường, thì anh ta đang cố gắng rèn luyện, vậy nên anh ta khỏe mạnh hơn.

2. Khi ta làm việc hời hợt ứng phó, thì anh ta làm việc bằng cả tâm huyết, vậy nên anh ta mới trở thành cấp trên.

3. Trong khi ta đang hoàn thành kế hoạch của ngày hôm nay, thì anh ta đang hoạch định kế hoạch của ngày mai, vậy nên anh ta càng nắm chắc được nhiều cơ hội hơn.

4. Trong khi ta đang tìm lý do, thì anh ta đang giải quyết vấn đề, vậy nên anh ta gặt hái được nhiều thành tựu hơn.

5. Trong khi ta đang tính toán lợi ích của tự mình, thì anh ta đang cân nhắc lợi ích của tập thể, vậy nên anh ta có nhiều mối quan hệ hơn!

Tại những nơi làm việc mà thông tin không đủ sự minh bạch để nhân viên có thể phơi bày hết “tâm can” của mình thì một tiếng nói đúng lúc, đúng thời điểm sẽ rất quan trọng.

Vậy làm thế nào để bạn thể hiện ý kiến của mình hoặc phản ánh về một vấn đề nhức nhối nào đó với những thành viên trong nhóm hoặc trưởng bộ phận?

Lời nói của bạn là giá trị bạn mang đến cho công ty của mình. Nhưng trong thực tế thì bạn không bao giờ truyền đạt được tất cả những gì ẩn sâu trong tâm trí bạn.

Nếu bạn nghe điều này thấy giống bản thân, thì rõ ràng là bạn không thực hiện được việc truyền tải lời nói của mình một cách hiệu quả nhất.

Để dễ dàng nói lên ý kiến thì việc chọn đúng thời điểm là rất quan trọng. Ví dụ bạn đang ở trong một cuộc họp của công ty, hãy tự hỏi “Ai đang tạo nên giá trị của cuộc họp này”. Và đó thực sự là một ý tưởng tuyêt vời để bạn thực hiện.

Trong môi trường làm việc ngày nay, nhiều người chịu chấp nhận với số phận bằng cách giữ im lặng để được thăng tiến. Còn đối với một số người thì nó lại là thứ để có thể "sinh tồn".

Nếu tôi nói với bạn rằng việc giữ im lặng làm bạn tổn thương nhiều hơn, bạn có tin không? Bạn càng ít nói, không thể hiện chính kiến của mình sẽ khiến cho người khác không biết bạn là ai và phong cách của bạn là gì.

Nhưng nếu bạn nói quá nhiều bạn sẽ dễ bị người khác chỉ trích. Do đó giọng nói của bạn cần cân bằng và khách quan. Bạn phải tìm hiểu khi nào nên nói và không nên nói, và cái gì phù hợp cái gì không. Thích ứng với hoàn cảnh để truyền đạt những gì mình muốn nói một cách dễ dàng nhất.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn