Chuyên gia cảnh báo: Ngồi vắt chân cực nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn mắc

( PHUNUTODAY ) - Ngồi vắt chéo chân cực nguy hiểm cho sức khoẻ, nhưng nhiều người vẫn mắc.

Ngồi vắt chéo chân là tư thế giúp bạn trông thanh lịch và phong cách hơn nhưng thói quen này lại tiềm ẩn nguy hại khôn lường tới sức khỏe.

ngoi-vat-cheo-chan

Khiến huyết áp tăng cao

Theo nghiên cứu được công bố trên các Tạp chí khoa học gần đây cho thấy việc ngồi hai chân bắt chéo có thể khiến huyết áp tăng đột biến. Như kết quả khảo sát cho thấy huyết áp tăng đột biến ở những người tham gia bắt chéo chân ở đầu gối, nhưng không có thay đổi nào khi bắt chéo hai chân ở mắt cá chân. Tuy vậy hiện tượng tăng huyết áp khi bắt chéo hai chân cũng chỉ là tạm thời.

Đau thần kinh tọa

Các bạn nên biết phần hông của chúng ta có nhiều sợi dây thần kinh trong đó có thần kinh tọa. Do đó khi bạn ngồi vắt chéo chân thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng co kéo sợi dây thần kinh tọa và dẫn tới bị tổn thương, đau khó chịu. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức vùng hông kéo dài xuống mông, chân và các ngón chân, khó di chuyển,...

Đau lưng và cổ

Nếu bạn thường xuyên ngồi vắt chéo chân sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh đau lưng và cổ gáy. Vì lúc này xương hông xoắn lại khiến vùng xương chậu mất thăng bằng, tạo áp lực lên cột sống và cổ để giữ cân bằng cho cơ thể.

Do đó, nếu bạn ngồi tư thế này lâu sẽ cảm thấy mỏi lưng, đau cổ, lâu dần có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm.

Đau đầu gối và khớp

Đau đầu gối có thể do một số lý do như chấn thương, viêm khớp ... Nhưng trong một số trường hợp, ngồi bắt chéo chân có thể gây ra vấn đề về khớp hoặc đầu gối. Bên cạnh đó, nếu bạn đã bị bất kỳ vấn đề nào liên quan đến đầu gối thì việc ngồi trong một tư thế cụ thể lâu có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Ảnh hưởng khi mang bầu?

Tư thế ngồi không tác động nghiêm trọng với phụ nữ mang thai, nó sẽ không làm tổn thương em bé trong bụng. Nhưng ngồi tư thế này lâu có thể khiến bạn bị đau mắt cá chân nhẹ, căng cơ hoặc đau lưng.

Không chỉ vậy, ngồi vắt chéo chân còn có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác như suy giãn tĩnh mạch, tăng huyết áp,.... Hy vọng, với chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về những tác hại của tư thế ngồi này để có sự thay đổi phù hợp.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn