Tàu sân bay Ấn Độ vận động ngược chiều Trung Quốc

05:57, Thứ ba 25/09/2012

( PHUNUTODAY ) - Ngày 23/9, tàu sân bay Thi Lang đã chính thức được bàn giao cho hải quân Trung Quốc. Trong khi đó tàu sân bay Ấn Độ lại được kéo về bến sửa chữa sau khi chạy thử nghiệm.

(Ảnh nóng) - Ngày 23/9/2012 tại thành phố Đại Liên (Đông Bắc Trung Quốc), Tàu sân bay Thi Lang đã chính thức được bàn giao cho hải quân Trung Quốc.

Tàu sân bay Thi Lang đã chính thức được bàn giao cho hải quân Trung Quốc trong một buổi lễ tổ chức ngày 23-9. Theo Global Times, buổi lễ tiếp nhận chiếc tàu sân bay đầu tiên trên được tổ chức tại thành phố Đại Liên (Đông Bắc Trung Quốc).
Tàu sân bay Thi Lang đã chính thức được bàn giao cho hải quân Trung Quốc trong một buổi lễ tổ chức ngày 23-9. Theo Global Times, buổi lễ tiếp nhận chiếc tàu sân bay đầu tiên trên được tổ chức tại thành phố Đại Liên (Đông Bắc Trung Quốc).

 

Cuối tháng 8-2012, Thi Lang đã hoàn thành giai đoạn chạy thử trên biển và dự kiến tới cuối năm 2012, nó sẽ được lắp đặt các tổ hợp vũ khí phòng thủ.
Cuối tháng 8-2012, Thi Lang đã hoàn thành giai đoạn chạy thử trên biển và dự kiến tới cuối năm 2012, nó sẽ được lắp đặt các tổ hợp vũ khí phòng thủ.

 

Đại diện lực lượng hải quân Trung Quốc, Đại tá Li Jie, cho tờ Shanghai Daily hay, Thi Lang sẽ sẵn sàng cho nhiệm vụ chiến đấu chính thức sau 3 năm nữa.
Đại diện lực lượng hải quân Trung Quốc, Đại tá Li Jie, cho tờ Shanghai Daily hay, Thi Lang sẽ sẵn sàng cho nhiệm vụ chiến đấu chính thức sau 3 năm nữa.

  

Trong quá trình thử nghiệm, giới quan sát đã thấy các đơn vị chiến đấu cơ J-15 và trực thăng hải quân Z-8 AEW với kích thước thật được trang bị trên Thi Lang, nhưng không rõ chúng đã thực sự hoạt động trên Thi Lang hay chưa.
Trong quá trình thử nghiệm, giới quan sát đã thấy các đơn vị chiến đấu cơ J-15 và trực thăng hải quân Z-8 AEW với kích thước thật được trang bị trên Thi Lang, nhưng không rõ chúng đã thực sự hoạt động trên Thi Lang hay chưa.

  

Ngoài ra, đầu tháng 9-2012, giới truyền thông Trung Quốc đã đăng tải các hình ảnh về chiến đấu cơ mới có hình dạng giống với dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 và F-35 của Mỹ. Căn cứ vào hình dáng, các chuyên gia nhận định, dòng chiến đấu cơ mới trên có thể được trang bị trên Thi Lang trong tương lai.
Ngoài ra, đầu tháng 9-2012, giới truyền thông Trung Quốc đã đăng tải các hình ảnh về chiến đấu cơ mới có hình dạng giống với dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22 và F-35 của Mỹ. Căn cứ vào hình dáng, các chuyên gia nhận định, dòng chiến đấu cơ mới trên có thể được trang bị trên Thi Lang trong tương lai.

 

Ở phần đuôi tàu, có thể thấy rõ một số loại vũ khí được lắp đặt xen kẽ.
Ở phần đuôi tàu, có thể thấy rõ một số loại vũ khí được lắp đặt xen kẽ.

 

Vốn là tuần dương hạm tên lửa mang máy bay thuộc Đồ án 1143.6, Varyag được đóng từ năm 1988 và tới năm 1993, chiếc chiến hạm đang đóng dang dở này được chuyển cho Ukraine. Năm 1998, Trung Quốc đã mua lại chiếc Varyag với giá phế liệu để chuyển đổi thành sòng bạc nổi trên biển. Tuy nhiên, phía Trung Quốc sau đó đã thay đổi ý định và hoán cải chiến hạm Varyag thành tàu sân bay đúng nghĩa, với tên gọi mới là Thi Lang. Quá trình đóng Thi Lang đã hoàn thành vào cuối năm 2011 và nó bắt đầu chạy thử từ đầu năm 2012.
Vốn là tuần dương hạm tên lửa mang máy bay thuộc Đồ án 1143.6, Varyag được đóng từ năm 1988 và tới năm 1993, chiếc chiến hạm đang đóng dang dở này được chuyển cho Ukraine. Năm 1998, Trung Quốc đã mua lại chiếc Varyag với giá phế liệu để chuyển đổi thành sòng bạc nổi trên biển. Tuy nhiên, phía Trung Quốc sau đó đã thay đổi ý định và hoán cải chiến hạm Varyag thành tàu sân bay đúng nghĩa, với tên gọi mới là Thi Lang. Quá trình đóng Thi Lang đã hoàn thành vào cuối năm 2011 và nó bắt đầu chạy thử từ đầu năm 2012.

 

Gần đây, khi căng thẳng Trung - Nhật vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lên cao, có thông tin cho rằng tàu sân bay này có thể được đặt tên là Điếu Ngư.
Gần đây, khi căng thẳng Trung - Nhật vì tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư lên cao, có thông tin cho rằng tàu sân bay này có thể được đặt tên là Điếu Ngư.

 

Trong khi đó, tháng 9/2012 tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ cũng đã được đưa vào thử nghiệm. Hiện tại  tàu đã được kéo về bến tàu của nhà máy Sevmash ở Severodvinsk để giải quyết sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện chạy thử nghiệm trên biển.
Trong khi đó, tháng 9/2012 tàu sân bay INS Vikramaditya của hải quân Ấn Độ cũng đã được đưa vào thử nghiệm. Hiện tại tàu đã được kéo về bến tàu của nhà máy Sevmash ở Severodvinsk để giải quyết sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện chạy thử nghiệm trên biển.

 

Tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn lời Hải quân Ấn Độ cho biết, Hải quân Ấn Độ có kế hoạch tiếp nhận tàu sân bay INS Vikramaditya vào tháng 4/2013.
Tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn lời Hải quân Ấn Độ cho biết, Hải quân Ấn Độ có kế hoạch tiếp nhận tàu sân bay INS Vikramaditya vào tháng 4/2013.

 

Hình ảnh thiết kế của tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc (trên) và tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ.
Hình ảnh thiết kế của tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc (trên) và tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ.

 

Tàu Thi Lang dài 300m, rộng 38m, độ mớn nước 11m, lượng giãn nước 65.000 tấn. Tàu có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng.Hệ thống vũ khí đáng chú ý của Thi Lang là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng phòng không, 12 tên lửa hải đối hải, 18 bệ phóng tên lửa hải đối và hệ thống pháo phản lực chống ngầm.
Tàu Thi Lang dài 300m, rộng 38m, độ mớn nước 11m, lượng giãn nước 65.000 tấn. Tàu có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng.Hệ thống vũ khí đáng chú ý của Thi Lang là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng phòng không, 12 tên lửa hải đối hải, 18 bệ phóng tên lửa hải đối và hệ thống pháo phản lực chống ngầm.

 

Tàu sân bay INS Vikramaditya dài 283,5 m, rộng 59,8 m,lượng giãn nước đầy của tàu sân bay này là 45.000 tấn, có thể mang theo 30 máy bay trong đó có máy bay chiến đấu MiG-29K và máy bay trực thăng, nhân viên được biên chế là 1.924 người. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.
Tàu sân bay INS Vikramaditya dài 283,5 m, rộng 59,8 m,lượng giãn nước đầy của tàu sân bay này là 45.000 tấn, có thể mang theo 30 máy bay trong đó có máy bay chiến đấu MiG-29K và máy bay trực thăng, nhân viên được biên chế là 1.924 người. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.

 

Có thể thấy tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm.
Có thể thấy tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm.

 

“Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.
“Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.
  • Lê Nguyễn (Tổng hợp) 
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả:
Từ khóa:
TIN MỚI CẬP NHẬT
Tin nên đọc