Mẹo trị nhiệt miệng "thần tốc" ngay tại nhà nặng đến mấy cũng khỏi không tốn tiền mua thuốc

( PHUNUTODAY ) - Chỉ bằng vài mẹo đơn giản bạn có thể chữa khỏi nhiệt miệng ngay tại nhà mà chẳng hề tốn đồng tiền nào.

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp-tơ (aphthous ulcer).

Một vết nhiệt miệng nói chung thường hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng.

Không giống như mụn nước hay lở miệng (gây ra từ virus herpes), nhiệt miệng không bao giờ nằm bên ngoài miệng, và chúng hoàn toàn không lây lan. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau nhức, và sẽ càng đau khi ăn hoặc nói.

Chữa nhiệt miệng bằng khế chua

khe

Theo Đông y, quả khế vị chua và ngọt, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, làm long đờm và tiết nước bọt. Rễ khế vị chua, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau. Thân và lá vị chua và se, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Hoa vị ngọt, tính bình.

Bạn giã nát 2 -3 quả khế tươi, sau đó đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần. Nước ép khế vừa có tác dụng trị nhiệt miệng và còn hỗ trợ giảm cân.

Để tăng hiệu quả, bạn phải ngậm nhiều lần trong ngày. Khi chuẩn bị nguyên liệu bạn nên lựa chọn loại khế càng chua càng tốt. Khế chua giúp tan dịch nhiều nhiều hơn và nó có tác dụng thanh nhiệt hiệu quả.

Tự pha nước súc miệng

Pha một thìa cà phê muối nở (baking soda), 2 muỗng nước ép lô hội (nha đam) vào ½ cốc nước ấm. Nhấp 1 ngụm nhỏ và súc miệng trong ít nhất 10 giây. Lặp lại đến khi hết nước súc miệng và không được nuốt. Thực hiện một lần mỗi ngày đến khi hết nhiệt miệng.

Công thức đơn giản và siêu hiệu quả này gần như là một loại thuốc nhiệt miệng, chắc chắn sẽ giảm viêm và giảm đau nhanh chóng.

Tăng cường các loại vitamin B

Việc bổ sung vitamin B12 như một loại thuốc chữa nhiệt miệng giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, kể cả với những người không thiếu vitamin. Theo nghiên cứu, lượng vitamin B12 cần sử dụng là 1 mg/ngày, ngày 2 lần trong vòng 6 tháng.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày rất cần cho cơ thể, đặc biệt thiếu thiamin (B1) cũng làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.

Giấm táo

12-cah-tri-nhiet-mieng-dang-ghet-9

Pha giấm táo với nước ấm, tỷ lệ bằng nhau, và dùng súc miệng hằng ngày để nhanh chóng làm biến mất các vết loét miệng. Giấm táo có chứa axit acetic, có khả năng diệt vi khuẩn đồng thời gia tăng các lợi khuẩn. Giấm táo chủ yếu có vai trò như một kháng sinh tự nhiên đối với nhiệt miệng.

Chữa nhiệt miệng bằng nước củ cải

Giã củ cải sống rồi vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng. Cách làm này khá mất công nhưng lại rất hiệu quả.

Uống nước chè tươi hàng ngày

Chè tươi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng bảo vệ răng miệng rất hiệu quả do bản chất chống oxy hóa. Có thể dùng ống hút khi uống nước để giảm đau. Tuy nhiên, chúng ta không nên lạm dụng, uống quá nhiều hoặc đun quá đặc sẽ gây tác dụng ngược đối với những người dễ bị nhạy cảm.

20150818163655_24880aab253ab4e1c8f6be1f56c

Mỗi người nên dùng 2-3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe, nhiều nghiên cứu khác thì cho rằng dùng hạn chế tối đa 10 tách trà xanh/ ngày tốt cho sức khỏe nếu bạn không bị trà xanh gây mất ngủ..

Dùng cây cỏ mực

Cỏ mực là một trong những loại thảo dược cầm máu, giảm nhiễm trùng rất tốt. Nhờ tính chất này mà cây cỏ mực ngoài việc dùng để cầm máu ra thì chúng còn được trị chứng lở miệng khá hiệu quả. Cách dùng đơn giản: bạn lấy lá cỏ mực đem rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt rồi hòa với một ít mật ong rồi dùng bông thấm bôi vào chỗ sưng đau, lở loét bạn nên bôi khoảng 2-3 lần/ ngày.

Lá bàng

Lấy lá bàng non hoặc bánh tẻ; lá càng non càng nhiều nhựa nên mới tốt (không dùng lá già). Số lượng lá tùy vào vết thương nhiều hay ít. Ví dụ trường hợp lở miệng do nhiệt thì mỗi lần chỉ cần 1 nắm to. Cho lá bàng vào nồi, đun sôi rồi để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước. Bỏ lá. Lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngâm hoặc dội vào vết thương.

truyen-chiec-la-bang

Ngâm nước lá khi sờ tay vào nước thấy ấm. Nước nguội thì cho thêm chỗ nước đã giữ ấm trong phích vào dần dần để vết lở loét luôn được ngâm trong nước ấm. Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinh…).

Trong những ngày ngậm lá bàng, miệng răng bạn sẽ bị vàng, bạn đừng lo lắng, do nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng miệng gây vàng răng. Sau liệu trình điều trị hết nhiệt miệng sẽ khỏi ngay nhé. Bài thuốc này, phụ huynh cũng có thể áp dụng cho trẻ nhỏ nhé, nhưng nhớ cẩn thận nhiệt độ nước phải ấm hơn nha.

Khi nào cần gặp nha sĩ ?

Lấy hẹn gặp bác sĩ nếu bạn bị nhiệt kèm theo sốt, tiêu chảy, nhức đầu hoặc phát ban ở da. Nếu vết loét lớn một cách bất thường, kéo dài hơn hai tuần, khoét sâu vào môi mình hoặc tiết dịch quá thường xuyên, thì cách tốt nhất là đi khám.

Bạn cũng có thể đi khám nha sĩ nếu răng khểnh hoặc việc về sinh răng miệng gây ra nhiệt miệng.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn