Dùng thuốc tráng dương "bí truyền", 2 hoàng đế nhà Minh chịu kết cục thê thảm, hậu thế vẫn còn ám ảnh

( PHUNUTODAY ) - Ít ai trong số những vị đế vương có thể ngờ rằng, việc lạm dụng các loại thuốc tráng dương sẽ đem tới những hậu họa khôn lường, thậm chí còn khiến họ phải trả giá bằng danh tiếng và cả tính mạng.

Kết cục yểu mệnh của vị Hoàng đế nổi tiếng là "đàn bà không rời kiệu, xuân dược không rời người"

Chân dung Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu - một trong những Hoàng đế bị đánh giá là háo sắc nhất Trung Hoa.

Minh Vũ Tông (1491 – 1521) là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Tên đầy đủ của ông là Chu Hậu Chiếu, sử cũ thường gọi là Chính Đức Đế.

Phần đông các đánh giá của sử gia đều cho rằng Vũ Tông là một Hoàng đế hoang dâm, phóng đãng.

Không chỉ dừng ở đó, ông còn phát minh ra nhiều thú tiêu khiển quái đản và rùng rợn chẳng kém gì so với Tùy Dạng Đế Dương Quảng – một vị vua háo sắc khét tiếng bậc nhất của lịch sử Trung Hoa.

Empty

Tương truyền rằng năm xưa Chu Hậu Chiếu đã từng xây dựng một gian phòng chuyên để phục vụ cho những thói tiêu khiển dị hợm của mình, còn đặt tên cho nơi đó là "Báo Phòng".

Vốn có sở thích săn bắn, vị vua này đã từng đem nhiều loài thú hiếm lạ vào nhốt trong vườn của Báo Phòng. Đồng thời để thỏa mãn cho thói hoang dâm của mình, ông còn triệu vô số mỹ nhân và cả các mỹ nữ ngoại tộc tới nơi này để hưởng lạc thâu đêm suốt sáng.

Thác loạn với phụ nữ còn chưa đủ, Vũ Tông còn bị đồn đoán là có nhiều mối quan hệ chăn gối với các thái giám, hoạn quan, thậm chí còn thường xuyên xuất cung đi tới những chốn phong lưu như lầu xanh, kỹ viện.

Một số giai thoại còn truyền lại rằng, Chu Hậu Chiến từng lén lút tư thông với những phụ nữ bình dân, có khi là quả phụ hoặc thậm chí là phu nhân của các quan lại.

Năm xưa trong một lần say rượu và đi lang thang bên ngoài, ông còn từng nhận nhầm con gái nhà lành thành kỹ nữ rồi tùy tiện xông vào nhà dân để giở trò đồi bại.

Tên tuổi của Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu gắn liền với không ít bê bối liên quan tới những thú vui phòng the bất thường của vị vua này. (Ảnh minh họa).

Thực tế, thói ham dâm, háo sắc của Chu Hậu Chiếu chủ yếu bắt nguồn từ việc vị vua này từng "nghiện" thuốc tráng dương.

Năm xưa mỗi khi ra ngoài hành lạc, Vũ Tông không bao giờ quên mang theo hai thứ. Một là phụ nữ, hai là thuốc tráng dương.

Bởi vậy mà người thời bấy giờ mỗi khi nhắc tới vị Hoàng đế háo sắc này vẫn thường truyền tai nhau câu nói: "Đàn bà không rời kiệu, xuân dược không rời người, đi đến đâu thì đem theo tới đó".

Mặc dù lý do khiến Chu Hậu Chiếu đột ngột qua đời ở tuổi 31 không trực tiếp bắt nguồn từ các loại thuốc kích dục mà ông từng sử dụng, thế nhưng những loại dược vật này đương nhiên không tránh khỏi liên quan.

Tháng 9 năm 1520, Vũ Tông đi câu cá ở ao Tích Thủy và không may rơi xuống nước. Sau tai nạn bất ngờ ấy, vị vua trẻ tuổi này đã đổ bệnh tới mức không thể gượng dậy nổi. Hậu quả là năm 1521, Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu qua đời tại Báo Phòng khi mới chỉ 30 tuổi.

Trước cái chết đột ngột của ông, người đời lúc bấy giờ đều cho rằng chính việc lạm dụng thuốc cường dương đã khiến vị vua này suy yếu đến mức vong mạng chỉ sau một lần ngã xuống nước.

Gần 1 thập kỷ lạm dụng thuốc tráng dương, cái chết của vua Gia Tĩnh khiến hậu thế không khỏi ám ảnh

Sau khi Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu qua đời, người em họ Chu Hậu Thông theo di chiếu nối ngôi ở tuổi 14, trở thành Minh Thế Tông, sử cũ thường gọi là Gia Tĩnh Đế.

Mặc dù được xem là một vị vua có nhiều đóng góp tích cực và cũng là một trong những Hoàng đế tại vị trên ngai vàng lâu nhất Trung Hoa, thế nhưng Chu Hậu Thông cũng phạm phải hai nhược điểm chí mạng của nhiều bậc đế vương đi trước. Đó chính là mù quáng tin theo đuổi trường sinh bất lão và nuôi ham muốn hưởng thụ mỹ nhân khắp thiên hạ.

Những phương sĩ cơ hội lúc bấy giờ cũng lợi dụng điểm yếu trên của nhà vua nên đã thi nhau xin vào cung để bào chế đan dược.

Empty

Trong số những bài thuốc mà Chu Hậu Thông từng sử dụng, nổi tiếng hơn cả phải kể tới một thứ thuốc được tin là vừa có khả năng đem lại sự bất tử, lại vừa sở hữu công dụng tăng cường bản lĩnh phòng the.

Điều đáng nói nằm ở chỗ, bài thuốc ấy được bào chế từ một nguyên liệu mà khó ai có thể tin nổi. Đó chính là kinh nguyệt của những thiếu nữ mới có kinh lần đầu.

Tương truyền rằng, bài thuốc bí truyền kia vốn là của một phương sĩ tên Lương Cao Phụ sống tới ngoài 80 tuổi ở Nam Dương, chỉ cần dùng một lần là đêm đó có thể "chiều lòng" tới cả… 10 mỹ nữ!

Sau này, y sư Đào Trọng Văn đã được tiến cử vào cung để bào chế phương thuốc ấy cho nhà vua ngự dụng. Loại thuốc kỳ bí do Đào Trọng Văn chế ra đã giúp Minh Thế Tông trở thành "anh hùng trong chuyện ấy".

Thế nhưng để có đủ nguyên liệu nhằm bào chế loại dược vật kia, khắp nơi đã phải tiến cống tới hàng ngàn cung nữ vào cung. Đa số họ đều chỉ là những cô bé mới hơn 10 tuổi và chưa thực sự trưởng thành.

Kể từ sau khi dùng loại thuốc làm từ kinh nguyệt thiếu nữ, Chu Hậu Thông càng lúc càng trở nên háo sắc, phóng túng vô độ. Có lần sau khi mới uống thuốc xong, nhà vua vì dược tính phát tác nên đã lập tức lâm hạnh một cung nữ rót rượu khi đó mới 13 tuổi.

Thế nhưng cung nữ này bấy giờ còn chưa thực sự trưởng thành nên Gia Tĩnh chưa thỏa mãn. Ngay sau đó, ông đã truyền thêm phi tần vào cung để giúp mình "hạ hỏa".

Cố 6 năm vẫn không có con, người đàn ông thuê hàng xóm sang ngủ với vợ để thụ thai và cái kết đắng ngắt tưởng chỉ có trong phimThực chất, đa số các loại thuốc trường sinh và thuốc cường dương thời cổ đại đều được điều chế từ các chất độc và chứa hàm lượng độc tính rất cao.

Thân thể của Chu Hậu Thông sinh thời vốn không phải hoàn toàn khỏe mạnh, lại mê muội tin vào thần dược, hoang dâm vô độ. Hậu quả là tới năm Gia Tĩnh thứ 45, vị Hoàng đế ấy đột nhiên trúng độc nặng vì uống thuốc quá liều. Ông đã nhanh chóng qua đời chỉ một thời gian ngắn sau đó ở tuổi 60.

Cổ nhân Trung Hoa có quan niệm, trong ngàn vạn tội ác của thiên hạ thì đa dâm chính là tội đứng đầu. Lịch sử Trung Quốc cũng từng ghi nhận không ít vị Hoàng đế vì phóng túng, hoang dâm mà phải chịu kết cục bi thảm.

Bí ẩn về “bài học vỡ lòng”

Theo các ghi chép của sử sách Trung Quốc, “bài học vỡ lòng” về chuyện giường chiếu giúp các đấng quân vương được tôi luyện kỹ năng lẫn kinh nghiệm ân ái. Thậm chí, có người còn sinh con đẻ cái với “thầy” – tức những phụ nữ có nhiệm vụ rèn giũa từng bước đi đầu đời cho hoàng đế. Khi còn làm thái tử, hoàng đế si đần Tư Mã Trung nhà Tây Tấn chính là người phải trải qua bài học này. Năm 13 tuổi, Tư Mã Trung được sắp xếp chuyện hôn nhân đại sự.

Trước khi chính thức thành thân, Tấn Vũ đế Tư Mã Viêm đã cho gọi tài nữ Tạ Cửu vào Đông cung để hướng dẫn đường đi nước bước cho thái tử. Khi Tạ Cửu rời khỏi Đông cung, nàng ta đã mang trong mình giọt máu rồng, về sau sinh cho hoàng thất một quý tử. Nhiều năm sau, Tư Mã Trung trông thấy một bé trai trong tẩm cung của phụ mẫu mình thì rất đỗi ngạc nhiên. Lúc này, Tấn Vũ đế mới tiết lộ, đứa trẻ này chính là kết quả của những ngày chung chăn chung gối giữa thái tử và Tạ Cửu tài nữ.

Tới triều Thanh, tục lệ này càng được áp dụng rộng rãi và trở nên quy củ. Trước khi hoàng đế tới tuổi thành thân, trong cung sẽ tổ chức một cuộc thanh tuyển gắt gao, nhằm lựa ra 8 cung nữ chín về tuổi và có phẩm mạo đoan chính để vua “lâm ngự”

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn