Noel 2018: Những món ăn ngon và truyền thống trong ngày lễ Noel

( PHUNUTODAY ) - Trong dịp Giáng sinh này, các bạn đã biết được những món ăn truyền thống và hấp dẫn cho đêm giáng sinh hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Noel 2018: Những món ăn ngon và truyền thống trong ngày lễ Noel 

Gà Tây

Gà Tây quay từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu vào ngày lễ Tạ ơn và ngày lễ Giáng sinh. Mỗi khi giáng sinh đến, người ta thường quây quần bên bàn ăn và thưởng thức bữa tối với gà tây.

Hương vị của món gà tây quay lại độc đáo và rất bổ. Việc sử dụng gà tây cho lễ Giáng sinh bắt đầu từ những người dân Anh Quốc.

15-nhung-mon-an-truyen-thong-trong-ngay-noel-1-phunutoday.vn

 

Sau đó, vào năm 1863, khi Tổng thống Mỹ Lincoln công bố ngày lễ Tạ ơn sẽ trở thành một ngày lễ quốc tế, thì gà tây bắt đầu được sử dụng như một món ăn chính vào ngày lễ Tạ ơn. Khi lễ Tạ ơn chấm dứt thì những ngày nghỉ đông lại bắt đầu, gà tây trở thành món ăn chủ đạo trong suốt mùa đông, và tất nhiên nó cũng trở thành một món ăn không thể thiếu trong đêm Giáng sinh kể từ đó.

Gà tây thường được nhồi bằng các loại gia vị và sử dụng kèm với các loại nước sốt, và bánh pudding cùng những món ăn khác trong đêm Giáng sinh.

Cocktail trứng (eggnog)

Eggnog là loại cocktail được làm bằng kem, sữa, đường và lòng đỏ trứng, có thể kết hợp với bột quế hay nhục đậu khấu, thêm rượu brandy, rum hay whiskey. Thức uống này rất phổ biến trong những dịp Giáng sinh, lễ tết ở các nước Phương Tây.

Nếu bạn bỏ bớt thành phần rượu đi, eggnog sẽ trở thành món kem trứng thơm ngậy, bổ dưỡng, phù hợp với cả trẻ em và người lớn.

Thịt lợn muối

15-nhung-mon-an-truyen-thong-trong-ngay-noel-2-phunutoday.vn

 

Bên cạnh gà tây quay, thịt lợn muối cũng là món không thể thiếu khi cả gia đình quay quần đầm ấm đêm tiệc Giáng sinh. Món ăn này được làm từ thịt lợn rừng và có nguồn gốc từ Na-uy. Trong thời kỳ La Mã, thịt lợn muối là món quý, thường chỉ có vào các buổi tế lễ nhưng nay đã trở thành món ăn ưa thích của nhiều người.

Rượu táo

Rượu táo là một loại rượu làm từ táo lên men, nồng độ cồn từ rất ít cho tới không có, do đó rượu táo rất được ưa chuộng để tham gia vào những bữa tiệc gia đình có cả người lớn và trẻ nhỏ như tiệc Giáng sinh.

Rượu táo có cách làm gần giống với nước ép táo nhưng không chắt bỏ toàn bộ phần bã, mà vẫn giữ lại một phần thịt táo rồi lên men. Rượu táo vì thế không thể để lâu như nước táo ép, nhưng bù lại giữ được hương vị tươi mới, tự nhiên. Rượu táo cũng có sự kết hợp giữa nhiều giống táo khác nhau để tạo ra độ chua -  ngọt – cay cân bằng nhất.

Bánh khúc cây

Có nhiều ý kiến cho rằng, chiếc bánh này ra đời khoảng năm 1875 khi một người thợ làm bánh Pháp có sáng kiến làm chiếc bánh ngọt hình khúc cây cho đêm Giáng sinh.

Bánh khúc cây là loại bánh theo truyền thống kiểu Pháp được sử dụng trong dịp lễ hội Giáng sinh. Những chiếc bánh khúc cây ngày nay được trang trí bởi bột đường trắng giống như tuyết, trái cây tươi, và những cái nấm được làm bằng kem đường.

15-nhung-mon-an-truyen-thong-trong-ngay-noel-3-phunutoday.vn

 

Bánh khúc cây bắt nguồn từ tục lệ, trong đêm trước Giáng sinh, người ta hay chặt một khúc cây lớn và đem vào nhà để làm lễ. Khúc cây sẽ được đặt trên lò sưởi, người chủ nhà làm lễ dâng rượu bằng cách rắc lên khúc cây một ít dầu, muối, và rượu nóng, và đọc lên những lời cầu nguyện.

Tương truyền rằng những bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà khỏi tránh được thiên tai và sự xâm nhập của ma quỷ. Những chọn lựa về các loại gỗ khác nhau, cách đốt khúc cây và khoảng thời gian để làm nghi thức này thay đổi tùy theo những vùng khác nhau.

Bánh pudding

Đây là món tráng miệng không thể thiếu trong tiệc Giáng sinh. Bánh xuất hiện từ thế kỷ 15 và công thức chế biến có nhiều thay đổi theo thời gian. Công thức của món bánh này khá đơn giản, không cần chuẩn bị nguyên liệu cầu kỳ mà chỉ cần tận dụng bơ, bánh mỳ còn thừa để chế biến những chiếc bánh pudding xinh xắn. Người ta thường cho vào bánh vài hạt đậu hay đồng xu và tin rằng người ăn được phần bánh này sẽ may mắn cả năm.

Chiếc kẹo gậy bạc hà

Loại kẹo này thường xuất hiện vào dịp Giáng sinh và được coi như biểu tượng hướng đến cuộc sống thánh thiện, tốt đẹp hơn. Ý nghĩa đặc biệt này là bởikKhi nhìn vào cái móc của cây gậy, ta thấy nó giống hệt cây gậy của người chăn cừu. Theo Kinh thánh, Chúa Jesus chính là người chăn dắt con người. Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn