Những ai thường hay mắc bệnh điếc?

( PHUNUTODAY ) - Bệnh điếc là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Vậy những đối tượng nào thường sẽ mắc bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Thế nào là điếc?

Người điếc là người không có khả năng nghe như người có sức nghe bình thường.

Có nhiều mức độ điếc khác nhau :

Nghe bình thường: có thể nghe được cả lời nói thầm.

Điếc nhẹ: chỉ nghe được lời nói bình thường khi đứng cách 1 mét.

Điếc trung bình: Chỉ có thể nghe nói lớn khi đứng cách 1 mét.

Điếc nặng: chỉ có thể nghe khi được hét sát vào tai.

Điếc sâu (rất nặng): Không nghe được cả những từ hét sát tai.

Điếc mức độ nào được coi là tàn tật?

Người lớn: khi chỉ nghe được tiếng nói lớn hoặc các từ thét lên.

Trẻ em: Khó khăn nghe khi giao tiếp bình thường.

Mức độ điếc được coi là tàn tật của trẻ em so với người lớn nhẹ hơn vì trẻ em cần nghe tốt để học nói và phát triển ngôn ngữ.

Phân loại

Điếc dẫn truyền:

Nguyên nhân: bệnh tích nằm ở tai ngoài và tai giữa, ngăn cản đường truyền của âm thanh đến tai trong như nút ráy tai, viêm tai giữa.

Mức độ điếc: từ nhẹ đến vừa, có thể điếc tới 60-70 dB.

Một số trường hợp có thể chỉ bị điếc tạm thời

115.nhung-ai-thuong-gap-benh-diec-phunutoday.vn
 

Điều trị: Nhiều trường hợp tùy theo nguyên nhân, có thể bằng thuốc hay phẫu thuật. Máy nghe đối với dạng điếc này rất tốt.

Điếc tiếp nhận ốc tai

Nguyên nhân: bệnh tích nằm ở tai trong làm âm thanh truyền đến tai trong không biến đổi được thành các xung điện ví dụ như điếc do quá trình lão hóa (lão thính), điếc nghề nghiệp (các tế bào của ốc tai bị hư hại do tiếng ồn), điếc do nhiễm vi khuẩn hoặc virus (quai bị, viêm màng não, giang mai…)

Mức độ điếc: nhẹ, vừa, nặng, sâu, thậm chí điếc hoàn toàn.

Thường là điếc vĩnh viễn.

Điều trị: Tùy theo nguyên nhân, một số trường hợp có thể điều trị thuốc. Giải phẫu không tác dụng. Máy nghe có thể giúp trong các trường hợp điếc nhẹ đến nặng. Cấy điện ốc tai rất tốt trong các trường hợp điếc nặng và sâu.

Điếc thần kinh sau ốc tai: rất hiếm

Nguyên nhân: dây thần kinh thính giác không có hoặc bị hư hại vì thế tín hiệu không thể đưa lên não (u dây thần kinh thính giác), tổn thương ở thân não (tắc mạch, u, nhiễm khuẩn, xơ cứng rải rác), tổn thương ở vỏ não (viêm não, viêm màng não, chấn thương, xuất huyết, tắc mạch, u, thiếu máu…).

Máy nghe: có tác dụng rất ít.

Cấy điện ốc tai: không ích lợi gì.

Cấy điện thân não: có thể giúp ở vài trường hợp.

Điếc hỗn hợp: thường hay gặp

Nguyên nhân: có thương tổn tai ngoài, hoặc tai giữa, hoặc cả tai ngoài và tai giữa với thương tổn tai trong.

Đặc điểm: có cả đặc điểm của điếc dẫn truyền lẫn đặc điểm của điếc thần kinh ốc tai.

Đối tượng nào thường mắc bệnh điếc

Những ai thường bị điếc?

Có thể nói tai là bộ phận khó chăm sóc nhất cơ thể. Bạn gần như không có cách nào để làm sạch đôi tai hoàn toàn mà không gây hại cho chúng. Thêm vào đó, những thói quen tưởng như bình thường trong cuộc sống hàng ngày lại tác động đến tai nhiều hơn chúng ta tưởng. Thậm chí, bạn có thể bị suy giảm thị giác nếu cứ tiếp tục thực hiện những động tác đó. Tham khảo bài viết dưới đây và tránh xa 6 thói quen xấu này nhé!

Để nước tràn vào lỗ tai

Để nước tràn vào trong tai là để hàng triệu vi khuẩn gây hại có nguy cơ xâm nhập tai. Những loại vi khuẩn này có thể làm ống tai bạn sưng lên, mưng mủ và chảy mủ ra bên ngoài trước khi dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng hơn.

Sử dụng tăm bông để vệ sinh tai

Để vệ sinh tai, nhiều người trong số chúng ta có thói quen dùng bông ngoáy tai. Hành động này không những không giúp lấy ráy tai ra mà còn làm chúng thụt sâu hơn vào trong, chưa kể có thể gây thủng màng nhĩ. Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng bông y tế để lau sạch vành tai, tránh thâm nhập quá sâu vào ống tai.

Dùng tay để ngoáy tai

Ngoài những rủi ro giống như dùng tăm bông, dùng tay để ngoáy tai còn khiến tai bạn bị dễ bị nhiễm khuẩn do móng tay có thể làm xước và tổn thương tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt, nếu bạn gặp vấn đề về lượng đường trong máu, hậu quả này sẽ càng rõ ràng.

Thường xuyên nghe nhạc với tai nghe

Việc thường xuyên nghe nhạc với tai nghe làm 15% người trong độ tuổi từ 20 đến 69 bị suy giảm thính giác. Đeo tai nghe nhiều làm tổn thương tế bào thần kinh trong, ốc tai chịu âm thanh lớn thường xuyên dẫn đến quá tải. Biểu hiện đầu tiên có thể chỉ là tai bạn bị lùng bùng, sau rất nhanh chóng sẽ dẫn đến chóng mặt, nhức đầu và suy giảm thính giác 1 phần.

Bấm khuyên tai tùy tiện

Thùy tai là một bộ phận rất nhạy cảm và đặc biệt. chúng chứa những chất kháng khuẩn giúp đôi tai chống lại việc nhiễm trùng. Nếu bạn không cẩn thận bấm khuyên tai lệch khỏi vị trí sụn sẽ khiến tai dễ bị loét và nhiễm trùng. Chưa kể, việc bấm quá nhiều lỗ trên vành tai cũng gây áp lực không nhỏ và hoàn toàn không tốt cho đôi tai của bạn.

Không đến gặp bác sĩ ngay khi có những vấn đề về tai

Thính lực có thể giảm 1 phần rồi sẽ tiến triển rất nhanh trước khi bạn không nghe thấy gì. Vì vậy, nếu có bất cứ vấn đề gì về tai (như nghe không rõ hoặc bị đau), bạn nên đến gặp bác sĩ. Đau tai không nhất thiết vì đôi tai của bạn đang có vấn đề. Đó có thể là dấu hiệu ban đầu báo rằng răng, hàm, cổ họng hoặc một phần các dây thần kinh thông thường dẫn đến tai của bạn đang bị tổn thương đáng kể.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn