Mang thai ăn nhãn được không?

( PHUNUTODAY ) - Nhãn là loại quả quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nhiều người cho rằng khi mang thai ăn nhãn không tốt. Để biết điều đó đũng hay không thì hôm nay hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi.

Những lợi ích mà nhãn mang lại

Các nhà khoa học đã chứng minh được nhãn có hiệu quả rất cao trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến thần kinh, nhất là chứng trầm cảm nhờ vào hàm lượng đồng có trong nhãn giúp tạo vỏ bọc bảo vệ dây thần kinh.

Không chỉ vậy nhãn có giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục các vết thương, tăng tuổi thọ con người. Hợp chất polyphenol có trong quả nhãn là một trong những chất giúp hạn chế sự hình thành gốc tự do, giảm nguy cơ ung thư.

annhan

Nhãn là loại quả được nhiều người yêu thích

Với những chị em muốn giảm cân, nhãn cũng là một sự lựa chọn hợp lý. Nhiều người sợ nhãn ngọt, lượng đường cao sẽ khiến cân nặng tăng nhưng ngược lại nhãn lại giúp cắt giảm một phần chất béo trong cơ thể. Nhãn cũng làm giảm cảm giác thèm ăn, kiềm chế cơn đói của bạn.

Bàu bầu nên ăn nhãn không?

Bà bầu ăn nhãn được không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng.

Tuy nhiên, PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Trong long nhãn có sacaroza, glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B. Các men amylaza, peroxitdaza… Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng, cao huyết áp, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều”.

babauannhan

Bà bầu không nên ăn nhiều nhãn

Ở bà bầu, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lượng huyết an thai, nên lúc này ăn nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 – 8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn.

Ngoài ra, PGS. TS Trần Đình Toán nhấn mạnh: “Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt”.

Nếu bà bầu có hiện tượng phù nhẹ, uống nước nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực, cách ăn phải kết hợp với sâm rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút nhãn… Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu để lấy lại sức đề kháng.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn