Tết Thường Tân là ngày gì?

( PHUNUTODAY ) - Ngoài tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên Đán thì đã bao giờ các bạn nghe thấy tết Thường tân hay chưa? Vậy tết thường tân là tết gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết này ra sao? Hãy cùng chúng tôi giải đáp qua những thông tin ngay dưới đây nhé!

Ngày Tết Thường Tân mùng 10/10 âm lịch hay còn gọi là tết cơm mới cũng là một ngày lễ rất quan trọng trong văn hóa của nhiều dân tộc trên cả nước.

Gần như ai cũng biết nguồn gốc của các ngày lễ phổ biến trong năm như rằm tháng giêng, rằm tháng 7 hay tết ông công, ông táo. Tuy nhiên, chắc chắn rất ít người biết đến Tết Thường Tân 10/10 âm lịch.

Nguồn gốc Tết Thường Tân

Tết Thường Tân còn có một số tên gọi khác như Tết Trùng Thập, Tết Song Thập, tết cơm mới tháng 10 hay tết của các thầy thuốc.

Theo sách Dược lễ, vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch, cây thuốc tụ được khí âm dương, kết được sức tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông tốt nhất. Do vậy, với các thầy thuốc, ngày này cực kỳ quan trọng.

5.tet-thuong-tan-la-ngay-gi-1-phunutoday.vn

 

Ở các vùng nông thôn nước ta, vào ngày Tết Thường Tân, người dân thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc. Có nơi tổ chức tết Thường Tân với ý nghĩa là tết cơm mới để tưởng nhớ đến công của Tiên Nông và ăn mừng việc gặt hái vụ mùa đã xong. Có nơi lại coi tết này là của ông Đồng, bà Cốt. Theo truyền thuyết dân gian, ông Đồng, bà Cốt là những người có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác của mình để giao tiếp với người còn sống. Do vậy, ngày Tết Thường Tân thực chất là ngày lễ lớn của họ và thường làm cỗ bàn linh đình.

heo nhà báo Phan Kế Bính, “phần nhiều là các nhà đồng cốt và nhà thầy thuốc mới ăn thôi. Nhưng về nhà quê cũng nhiều nơi ăn, có nơi ăn to lắm, như ở vùng phủ Hoài”. Điều này cho thấy, Tết Thường Tân cũng có ý nghĩa rất to lớn và nắm giữ vị trí không thể xem nhẹ trong truyền thống văn hóa dân tộc.

Phong tục, tập quán vào ngày Tết Thường Tân 10/10 âm lịch

Giống như các ngày tết khác trong năm, vào ngày Tết Thường Tân, người dân ở một số vùng trên cả nước cũng tổ chức rất nhiều hoạt động, cụ thể như sau:

5.tet-thuong-tan-la-ngay-gi-2-phunutoday.vn

 

Một số nhà thường nấu các loại bánh làm từ gạo (tất cả sử dụng bằng loại thóc mới thu hoạch) như bánh bột lọc, bánh giầy, bánh dẻo,... ngoài ra còn có xôi chè (các loại đồ ăn gần giống với ngày lễ diệt sâu bọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch). Đến giờ hoàng đạo thì cúng gia tiên, thần linh, thổ địa.

Ra chùa làm lễ, cúng các vị thần linh, cảm tạ vì đã cho họ được một vụ mùa bội thu. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ thì mỗi nhà sẽ đem bánh đi biếu những người thân quen, bạn bè, hàng xóm,...

Đối với người dân ở vùng Việt Bắc hay trên cao nguyên Tây Nguyên, ngày tết 10/10 âm lịch rất có ý nghĩa. Đây là lễ hội mừng lúa mới được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh hạt thóc của “Giàng” ban cho dân làng. Tại đây người ta tôn thờ "Giàng" một vị linh thần của rừng núi. Vào ngày này người ta sẽ cúng trời đất, các vị thần sông, suối, núi, rừng và không thể thiếu đó là "Giàng" với mục đích cầu mưa thuận gió hòa. Mỗi gia đình đều lấy số lượng khách tới tham gia để so sánh, ai có đông người tới thì cảm thấy rất vinh dự và "mát mặt" với hàng xóm láng giềng. Sau khi kết thúc việc cúng thần, hồn lúa và tổ tiên các gia đình sẽ tập trung lại và cùng nhau đánh chiêng, trống, ca hát, nhảy múa,...

Đối với những dân tộc sống trên dãy núi Trường Sơn, mừng lúa mới là lễ hội ra đời sớm nhất trong các lễ hội của đồng bào nơi đây. Cuộc sống của họ gắn liền với các ruộng lúa, ngô, khoai, sắn,... vì vậy nên lễ mừng lúa mới là một lễ hội thiêng liêng và mang ý nghĩa về mặt tâm linh vô cùng lớn đối với họ.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn