Cảnh báo nguy hiểm: Trẻ bị chảy máu cam có thể tử vong nếu ngửa đầu ra sau

( PHUNUTODAY ) - Trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt và thay đổi thất thường như hiện nay, chảy máu cam ở trẻ em trong độ tuổi 2-10 tuổi lại càng tăng. Bố mẹ chú ý sơ cứu sai cách có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu.

Trong khi đó, mạch máu trẻ rất lại nhạy cảm và có thể bị vỡ khi thời tiết quá nóng bức, việc ngồi quá lâu dưới máy điều hòa trong một thời gian dài cũng khiến cho vùng mũi của trẻ bị dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng dẫn tới khi có tác động mạnh sẽ gây vỡ mạch máu bên trong mũi.

Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu cam sẽ tự ngừng, tuy nhiên nếu người lớn thiếu hiểu biết trong cách xử lý thì hoàn toàn có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Khi trẻ bị chảy máu cam, phản ứng tự nhiên của đa số người lớn là bảo trẻ ngửa mặt lên trời hoặc bịt mũi lại, hay thậm chí làm mọi cách để không cho máu chảy ra ngoài.

Không ai ngờ rằng, những cách này gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sự an toàn của trẻ, thậm chí có thể gây ra tử vong.

1493703681-chay-mau-cam

Và lầm tưởng tai hại này đã dẫn đến tai nạn đau lòng của một cậu bé 2 tuổi ở Trung Quốc vào năm 2016. Cậu bé Cường Cường đã không may mắn tử vong do mẹ cậu bé đã sơ cứu sai cách khi con bị chảy máu cam.

Cũng như nhiều bà mẹ khác, mẹ Cường Cường sau khi thấy con mình bị chảy máu cam đã bảo con ngửa mặt lên trời và dùng giấy vệ sinh thấm ở mũi để máu không chảy ra ngoài. Chị cho rằng làm như vậy sẽ khiến máu trong mũi không chảy ra nữa.

Nhưng chỉ một lúc sau, cậu bé đã bị khó thở, lồng ngực đau nhói, cậu bé bắt đầu thở gấp và ngất lịm đi. Dù được đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay nhưng cậu bé đã không qua khỏi.

Nếu ngẩng đầu lên chỉ là mắt không nhìn thấy máu chảy ra ngoài nhưng thực tế máu không hề ngừng chảy, mà nó sẽ tiếp tục chảy vào trong.

Điều này khiến máu chảy ngược vào yết hầu và đi qua thực quản xuống đường tiêu hóa, gây nôn mửa, khó chịu, còn dễ xâm nhập vào khí quản và phổi, ngăn chặn việc tạo hơi thở và gây tử vong.

Cách xử lí đúng khi bị chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam, việc đầu tiên bạn hãy bình tĩnh ngồi xuống, đầu hơi cúi về phía trước, dùng ngón tay ấn chặt phần cánh mũi đang chảy máu ( nếu chỉ chảy 1 bên).

Dùng khăn giấy sạch thấm phần máu chảy ra, nếu máu không ngừng chảy sau 5-10 phút thì hãy đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lí kịp thời.

nguyen-nhan-chay-mau-cam-o-tre-em-3

Không làm các việc sau khi bị chảy máu cam

- Nhét gạc, bông gòn vào mũi: chúng ta thường nghĩ việc nhét gạc vào mũi sẽ giúp máu thấm vào gạc không trào ra ngoài.

Tuy nhiên bác sĩ không khuyến khích việc này, vì tất cả những vật liệu thông thường đều không đảm bảo vô khuẩn, nhất là khi nó tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc ở mũi.

- Lạm dụng nước muối: Việc xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý nhiều người cho sẽ làm ẩm niêm mạc mũi, tránh khô mũi gây chảy máu cam.

Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm, việc xịt thuốc hoặc nước muối vào niêm mạc mũi không phải là một giải pháp lâu dài vì nó chỉ tức thời làm ẩm mũi, về lâu dài nó còn khiến mũi khô hơn.

Kể cả việc sử dụng các thiết bị tạo ẩm chỉ là những giải pháp tình thế.

Tốt nhất hãy bù nước cho cơ thể đầy đủ bằng việc ăn uống giàu nước, và chất xơ kết hợp các biện pháp hỗ trợ bên ngoài kể trên sẽ giúp bạn và con em mình qua được chứng chảy máu cam khó chịu.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn