Có 5 điều hễ gặp là phải nói ''không'', bởi đó là bắt nguồn của nhiều đen đủi, tai ương khó lường

( PHUNUTODAY ) - Sau cuộc cãi vã, dù ai là người thắng thì cũng sẽ làm tổn thương đến tình cảm của đôi bên. Do vậy thì một người thông minh trong cách cư xử sẽ không chọn cãi nhau. Nếu bạn đúng, không cần phải cãi, nếu bạn sai thì lại càng không nên cãi.

1. Không buộc tội, không dùng lời ác độc để nói về những thiếu sót và khuyết điểm của người khác

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, người ta dễ bị rơi vào trạng thái quá tải thông tin. Khó có thể chắt lọc hay xác thực kỹ càng. Từ những hiểu biết bề ngoài đó, nếu bạn dùng để đánh giá hay nhận xét một cách cảm tính về một con người hoặc sự việc nào đó thì rất dễ bị phạm sai lầm. Miệng lưỡi thế gian lúc nào như con dao sắc bén. Mỗi lời nói ra đều vô tình hoặc cố ý để lại những dấu vết cho cả người nghe và chính bản thân mình.

Làm người không nên đụng chạm tới những riêng tư của người khác, cũng đừng tùy tiện phát ngôn, tránh làm tổn thương lòng tự trọng của họ.

2. Không nói lời thị phi, tạo scandal

Cổ nhân dạy: Người thêu dệt thị phi chính là kẻ thị phi''. Đã là thi phi thì chủ yếu toàn là tin đồn vô căn cứ, nói nhăng nói cuội. Chỉ có những kẻ rảnh rỗi không có gì làm mới đi nói xấu sau lưng người khác, đưa những điều thị phi. Người hay bàn luận thị phi sớm muộn tâm hồn cũng dần bị vẩn dục mà thôi. Do đó, mọi người sẽ chẳng bao giờ muốn xây dựng mối quan hệ thân thiết hay trao lòng tin tưởng cho một người ''miệng rộng''.

ntdvn_van-hoa-truyen-thong

3. Không cãi nhau, tranh chấp với người khác biệt quan điểm, môi trường sống

Sau cuộc cãi vã, dù ai là người thắng thì cũng sẽ làm tổn thương đến tình cảm của đôi bên. Do vậy thì một người thông minh trong cách cư xử sẽ không chọn cãi nhau. Nếu bạn đúng, không cần phải cãi, nếu bạn sai thì lại càng không nên cãi.

4. Không nói quá thẳng thắn, sát thương đối phương

djhJHDjjhd

Một lời nói thật khó nghe có giá trị hơn ngàn lời nói dối nịnh nọt. Thế nhưng người khôn ngoan thật sự thì luôn cho mình cách thể hiện sự thật bằng những phương pháp tinh tế, mềm mại. Thay đổi cách nói chuyện từ trực tiếp sang uyển chuyển hơn. Như vậy người nghe sẽ tiếp nhận sự đánh giá, nhận xét một cách tích cực hơn.

5. Không nói những điều hàm hồ, nông cạn

Một lời nói ra cũng như bát nước đổ đi. Nó không chỉ ảnh hưởng tới hình tượng mà còn là một sự tín nhiệm và trọng lượng lời nói trong ấn tượng của mọi người xung quanh. Chẳng phải tự nhiên mà chúng ta có câu: "Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói''. Thế nên những người quen ăn nói hàm hồ, nông cạn thì chắc chắn sẽ khiến người khác chẳng còn muốn đặt lòng tin tưởng nữa. Do đó muốn được người khác nể trọng thì hãy biết ăn nói dứt khoát.

TAGS:
Theo:  khoevadep.com.vn