3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nhất định phải kiêng những điều này kẻo hại mẹ, nguy con

( PHUNUTODAY ) - Để bảo vệ cơ thể người mẹ và đảm bảo em bé sinh ra khỏe mạnh nhất, các bà bầu cần chú ý đến những điều sau.

Trải qua 6 tháng đầu thai kỳ thật lạ lẫm và khó khăn, giờ đây mẹ đã bắt đầu bước qua giai đoạn 3 tháng cuối. Nhiều mẹ nghĩ lúc này thai đã lớn nên không còn lo bị động, bị sảy nữa, tự cho phép mình thả lỏng sở thích và thói quen.

Thực ra, đây mới là thời điểm mẹ càng cẩn thận vì lúc này cơ thể đã quá nặng nề, thay đổi nhiều, dễ bị đẻ non, thai lưu, tai biến nếu mẹ lơ là. Dưới đây là những kiêng kỵ khoa học mẹ cần chú ý:

Cấm kỵ mẹ bầu nằm ngửa

086001_chyh

Thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối đã khá lớn nên bụng mẹ to ra nhiều. Việc nằm ngủ ở tư thế ngửa là cấm kỵ vì có thể cản trở lưu thông máu, chèn ép thai nhi.Đã có những trường hợp mẹ sắp sinh đột nhiên bị thai lưu chỉ vì thường xuyên nằm ngủ ngửa. Bác sĩ khuyến cáo mẹ chỉ nên ngủ ở tư thế nằm nghiêng (tốt nhất là nghiêng sang trái).

Hạn chế ăn mặn

Nhiều mẹ có bầu tự dưng rất thích ăn mặn. Tuy nhiên, trong thai kỳ cuối, mẹ cố nhịn miệng, thực hành ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe mẹ lẫn con. Việc ăn mặn quá mức và kéo dài dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tình trạng tích nước, phù nề tay chân trầm trọng hơn, thai nhi rối loạn hấp thu dưỡng chất.

Xoa bụng và kích thích đầu ti

Thói quen xoa bụng tưởng chừng là đang âu yếm con, giao tiếp với con nhưng thực ra lại tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường. Hành động này nên kiêng cữ cho mẹ mang thai 3 tháng cuối vì có thể khiến tử cung của mẹ bị co thắt, gò cứng từng cơn, dễ gây ra máu, đẻ non. Tương tự với xoa bụng, việc vân vê kích thích đầu ti, lau rửa đầu ti quá mạnh một cách thường xuyên cũng khiến tử cung bị gò. Sở dĩ như vậy vì ngực và vùng dưới có liên quan mật thiết với nhau.

Dọn vệ sinh, làm việc nhà

photo-1-1530864230744286437140-15312710389991890351748

Các công việc vặt vãnh trong nhà của phụ nữ như giặt giũ, quét nhà, chăm chó mèo, nấu ăn bằng bếp có khói… đều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ. Với mẹ bầu 3 tháng cuối, việc hít thở thôi cũng trở nên nặng nề nên dễ bị choáng. Mẹ bầu cố làm việc nhà thực sự không tốt cho thai tí nào. Ngoài ra, những thứ bụi bẩn, vi khuẩn, virus có thể khiến mẹ bị nhiễm bệnh, thậm chí là nhiễm độc thai nghén.

Không tạo áp lực cho mình

Những căng thẳng cuối thai kỳ là có thật và rất tự nhiên. Nhưng mẹ nên hạn chế những áp lực lớn từ công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội… để thai nhi không chịu ảnh hưởng từ cảm xúc tiêu cực của mẹ.

Không ăn đồ tái sống

Trong các món tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Đây là loại vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm cho mẹ bầu ở mọi giai đoạn thai kỳ.

7601c333ff72162c4f63

Gần gũi chồng quá nhiều

Chuyện "chăn gối" với chồng khi mang thai trong 3 tháng cuối sẽ chẳng cần phải kiêng cữ gì cả nếu thai kỳ của mẹ hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc gì cũng nên có mức độ, nếu bố mẹ không biết cách "hành sự" hợp lý, không biết điểm dừng thì rất dễ gây động thai, sinh non. Vì vậy, mẹ nào thai yếu, cơ thể có vấn đề thì nên kiêng hẳn để đảm bảo an toàn. Đây là một kiêng cữ quan trọng cho mẹ mang thai 3 tháng cuối sắp sinh mà bất cứ bà bầu nào cũng cần lưu tâm.

Bà bầu cần làm gì trong 3 tháng cuối?

Uống nhiều nước

Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ. Bởi vì, việc mất nước và nắng nóng sẽ khiến các hóc-môn kích thích cơn co thắt. Chúng ta nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày và uống thành những ngụm nhỏ, chứ không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn.

Thường xuyên vận động

3-thang-cuoi-thai-ky-ba-bau-nen-va-khong-nen-lam-gi

Thể dục khi mang thai, nhất là những bài tập thể dục trong 3 tháng cuối thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu kiểm soát mức cân nặng, ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ và những biến chứng nguy hiểm mà còn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này.Các hoạt động như yoga, bơi lội, đi bộ… sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn và cũng góp phần làm giảm bớt tình trạng phù chân của mẹ bầu trong những tháng cuối thai kì. Không những vậy, việc tập thể dục thường xuyên còn giúp bà bầu chuẩn bị sức khỏe cho cuộc “vượt cạn” sắp tới.

Vệ sinh cá nhân

Cắt tóc thật ngắn, gọn gàng, vệ sinh kỹ chân, tay và chăm sóc mặt thật tốt, cho dù một vài tuần sau sinh, bạn sẽ phải mặc quần áo kín mít nhưng việc vệ sinh sạch sẽ rất tốt cho thai nhi. Chia sẻ cùng chồng những điều mình lo lắng và cùng người thân dọn dẹp lại nhà cửa để chuẩn bị chào đón thành viên mới của gia đình. Chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho mẹ và bé như tả, khăn mặt, bông gòn, bao tay, bao chân cho bé………

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn