Bệnh quai bị thường tập trung ở lứa tuổi nào?

( PHUNUTODAY ) - Những độ tuổi thường xuyên mắc bệnh quai bị bạn sẽ bất ngờ. Ai có thể mắc quai bị? Trẻ em ở độ tuổi 7 – 15 có nguy cơ mắc bệnh quai bị cao nhất.

Nhắc đến bệnh quai bị không phải ai cũng biết. Bệnh quai bị còn được gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do virut quai bị. Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính hay gặp ở lứa tuổi học đường, do virut có tên khoa học là Mumpsvirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó. Trẻ dưới 2 tuổi và người già rất hiếm bị bệnh. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền tồn tại nhiều năm, có thể tái phát, nhưng rất hiếm. Miễn dịch mẹ truyền cho con tồn tại khoảng 1 năm.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bởi bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xúc với nước bọt hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh bị văng ra khi người bệnh ho hoặc chảy mũi. Người mắc quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Đây là thời kì sức đề kháng của bệnh nhân yếu nhất.

benh-quai-bi-2

 Bệnh quai bị thường tập trung ở trẻ nhỏ

Vào màu xuân, bằng cạch tuyên truyền cho cộng đồng biết các dấu hiệu của bệnh, giáo dục cách phòng bệnh như: cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể, đặc biệt đường hô hấp. tránh sự tiếp xúc cũng như lây lan của căn bệnh này.

Trẻ em khi mắc bệnh quai bị thường khó chống lại bản năng hiếu động, có thể lây lan bùng phát sang người khác nếu không cách ly. Có trẻ bị bệnh phải cho nghỉ tại nhà để cách ly 10 – 21 ngày (thường là 10 ngày) để tránh lây lan cho các cháu khác.

Người bị bệnh quai bị cũng không cần quá lo lắng. Tiêm phòng vaccin quai bị đây là loại vaccin sống giảm độc lực. Vaccin có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp các vaccin khác như vaccin tam liên MMR (Measles-mump-rubella) ngừa bệnh sởi, quai bị và sởi Đức (Rubella). Trẻ 12 đến 14 tháng tuổi nên được tiêm ngừa mũi vaccin tam liên MMR, liều thứ 2 nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi. Tiêm chủng quai bị rất quan trọng ở những trẻ dậy thì, thiếu niên và người trưởng thành chưa có miễn dịch chống quai bị. Phụ nữ có thai bị bệnh nếu có điều kiện tiêm globulin miễn dịch đặc hiệu, dùng 1 liều duy nhất. Đây là loại kháng virut quai bị tốt nhất hiện nay.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn