Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm tim do vi-rút Coxsackie

( PHUNUTODAY ) - Là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến với người dùng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa bệnh viêm tim do vi-rút Coxsackie.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh viêm tim do vi-rút Coxsackie

Biện pháp dự phòng

* Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Giáo dục cho cộng đồng nhất là nhân viên nhà trẻ, mẫu giáo về tầm quan trọng của rửa tay, dùng riêng các vật dụng cá nhân.

* Vệ sinh phòng bệnh:

- Giảm tiếp xúc với người khác (tránh tụ họp đông người).

- Tăng thông khí

- Rửa tay

Biện pháp chống dịch

- Tổ chức: Báo cáo theo qui định.

- Chuyên môn:

+ Xử lý bệnh nhân: do khả năng bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, trẻ mới sinh ở nhà hộ sinh, nếu nghi ngờ nhiễm bệnh cần được chăm sóc tích cực.

+ Quản lý người mang trùng, người tiếp xúc: Việc điều tra người tiếp xúc không có giá trị thực tiễn, trừ khi muốn phát hiện thêm những ca khác trong nhóm trẻ em nhà trẻ. Trong trường hợp bệnh viêm cơ tim, những người nghi ngờ nhiễm vi-rút Coxsackie (kể cả nhân viên y tế) không được đến thăm nhà hộ sinh, khoa sản bệnh viện và cũng tránh tiếp xúc trẻ sơ sinh hoặc thai phụ gần ngày sinh.

6.phong-ngua-benh-viem-tim-do-virut-coxsackie-phunutoday.vn

+ Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: hiện nay chưa có vắc-xin.

+ Xử lý môi trường: xử lý dịch tiết đường hô hấp, phân, vật dụng bị nhiễm phân hoặc dịch tiết đường hô hấp. Rửa tay sau khi xử lý các chất này.

Nguyên tắc điều trị: Chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trong trường hợp viêm tim, cần chăm sóc hỗ trợ tích cực.

Kiểm dịch y tế biên giới: Bệnh nhiễm vi-rút Coxsackie không nằm trong danh mục kiểm dịch y tế.

Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ tim

Nguyên nhân gây viêm cơ tim chủ yếu là do virus, trong đó thường gặp nhất là do virus coxsackie B. Một số loại virus khác như virus gây cảm lạnh thông thường (adenovirus), parvovirus B19 (virus gây sốt phát ban), virus herpes (gây bệnh thủy đậu, zona thần kinh), echovirus (virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa), hay virus rubella (gây bệnh sởi) cũng là nguyên nhân tiềm tàng của viêm cơ tim.

Ngoài ra, bệnh viêm cơ tim cũng có thể gây ra bởi vi khuẩn, ký sinh trùng; tiếp xúc với thuốc gây dị ứng, độc hại, thuốc chống động kinh; điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị; mắc bệnh lupus, viêm động mạch...

Biến chứng của viêm cơ tim

Bệnh viêm cơ tim nặng có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn, không hồi phục với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Cơ tim giãn: Viêm cơ tim do virus sẽ làm kích hoạt một loạt phản ứng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại tình trạng này. Tuy nhiên, chính phản ứng miễn dịch quá mức, cùng với sự tấn công của virut lại tiếp tục làm tổn thương tới tế bào cơ tim, kéo theo một loạt quá trình bệnh lý phức tạp, và hậu quả cuối cùng thường là cơ tim giãn.

- Suy tim: cơ tim bị tổn thương làm giảm hiệu quả bơm máu của tim. Tim không thể cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể và dẫn đến suy tim.

- Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: Khi hiệu quả bơm máu của tim giảm, máu có thể bị ứ đọng tại các buồng tim và hình thành nên cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển tới các mạch máu, làm tắc mạch, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

- Rối loạn nhịp tim: Sự tổn thương của các tế bào cơ tim không chỉ giảm chức năng bơm máu của tim, mà còn làm rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim và phát triển các rối loạn nhịp tim. Người bệnh có thể bị đột tử vì rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn