Từ đầu năm tới nay cả nước đã có hơn 42.000 ca mắc bệnh tay chân miệng và vẫn đang tăng đột biến

( PHUNUTODAY ) - Tính từ đầu năm tới nay cả nước đã có hơn 42.000 ca mắc bệnh tay chân miệng và vẫn đang tăng đột biến, vì vậy cha mẹ cần phải biết những điều cơ bản dưới đây để tự cứu con mình.

Theo Trung tâm y tế dự phòng Tp.HCM, bệnh tay chân miệng năm nay bùng phát và biến chứng khó lường do sự xuất hiện trở lại của chủng virus Enterovirus 71 – tác nhân gây bệnh tay chân miệng, từng gây ra dịch bệnh lớn trên cả nước năm 2011, làm 145 người tử vong.

Thanh Niên đưa tin, theo báo cáo công tác y tế tháng 9/2018 của Bộ Y tế, trong tháng 9 cả nước có 12.233 ca tay chân miệng, tăng 3.289 ca so với tháng 8.

Từ đầu năm đến nay, số ca mắc tay chân miệng trên cả nước là 42.772, trong đó 21.000 trường hợp phải nhập viện và 6 trường hợp đã tử vong.

Tại các tỉnh phía Nam, diễn biến bệnh tay chân miệng phức tạp hơn. Trong tháng 8-9, số ca mắc tay chân miệng tăng gần 50% so với các tháng trước và 6 trẻ đã tử vong.

tay-chan-mieng

Số bệnh nhi mắc tay chân miệng cấp cứu tại bệnh viện Nhi đồng 1 (Tp.HCM) khoảng 3 tuần trở lại đây đã tăng gấp 5 lần so với trước. Đỉnh điểm ngày 24/9 khoa điều trị đến 222 trẻ.

Bên cạnh đó, bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh viện Nhi đồng thành phố cũng thường xuyên trong tình trạng quá tải do lượng lớn bệnh nhi mắc tay chân miệng nhập viện.

Ở Đồng Nai, từ đầu năm đến nay có hơn 4.000 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 90% là trẻ dưới 3 tuổi. Gần đây, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 500 ca bệnh tay chân miệng, nhiều trường hợp bệnh trở nặng nguy hiểm.

Tại Bình Dương, trong tháng 8, toàn tỉnh phát hiện 478 ca mắc bệnh tay chân miệng, tăng gần 50% so với tháng trước, theo TTXVN.

Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh là virus Coxsackie. Virus này có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bệnh. Các đường lây truyền bệnh chủ yếu:

- Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh; bị nhiễm bệnh do hít phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hay hắt hơi.

- Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi hay chạm vào sàn nhà có dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.

- Lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó phát triển rất nhanh gây ra các tổn thương da và niêm mạc.

tay-chan-mieng9

Phòng bệnh

Hiện nay chưa có văcxin để phòng bệnh tay chân miệng. Vì vậy cha mẹ nên lưu ý những điều sau để tránh cho trẻ khỏi mắc bệnh:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Rửa tay sau mỗi lần vệ sinh cho trẻ.

- Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng rồi khử trùng bằng Chloramin B 5%.

- Hạn chế thói quen trẻ ngậm mút tay. Không cho trẻ nhỏ ngậm vú giả. Luôn cắt móng tay và móng chân cho trẻ sạch sẽ, kể cả người lớn.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn