Sai lầm khi luộc rau gây hại cho cả nhà quá nhiều người mắc

( PHUNUTODAY ) - Sai lầm khi luộc rau gây hại cho cả nhà quá nhiều người mắc cần bỏ ngay lập tức.

5 loại rau không bao giờ nên luộc 

Cải bó xôi (rau chân vịt)- loại rau không bao giờ nên luộc

mon-an-bo-mau-tu-cai-bo-xoi

Bởi cải bó xôi vô cùng giàu sắt cùng vitamin C. Sắt có tác dụng làm nhân cho tế bào máu còn vitamin C có tác dụng tăng cường hòa tan sắt trong dịch ruột, giúp sắt được hấp thu ở hệ tiêu hóa. Nếu không muốn vitamin trong cải bó xôi bị mất thì đừng nên sử dụng phương pháp luộc để ăn. Vậy nên thay vào cách chế biến bằng xào hay hấp.

Bắp cải, loại rau không bao giờ nên luộc

Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như cà rốt, khoai tây, hành tây. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn. Ngoài ra nó còn chứa một số chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol… Nếu luộc rau bắp cải, hàm lượng vitamin, các chất dinh dưỡng sẽ không còn lại trên rau.

Bông cải xanh (súp lơ xanh), loại rau không bao giờ nên luộc

sup-lo-xanh6

Bông cải xanh từ lâu được coi là siêu thực phẩm đối với sức khỏe của con người. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Nó là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C. Nếu như có thói quen luộc loại rau này thì nên bỏ ngay vì sẽ làm mất đi lượng vitamin chứa trong rau. Thay vào đó có thể áp dụng một số cách chế biến khác như xào, nướng, hấp…

Các loại đậu quả, loại rau không bao giờ nên luộc

Tương tự như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn… các loại đậu quả cũng chứa rất nhiều vitamin, dưỡng chất cần thiết có sẵn. Nếu như dùng phương pháp luộc cũng chính là tự đánh mất đi lượng chất cần thiết có trong các loại đậu quả này mà thay luộc là xào, hấp

Đậu Hà Lan, loại rau không bao giờ nên luộc

daucove_zztn_nyxp

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra coumestrol, một loại dinh dưỡng thực vật trong đậu Hà Lan có tác dụng chống lại bệnh ung thư. Ăn đậu Hà Lan hằng ngày có thể làm giảm đáng kể khả năng bị ung thư dạ dày. Nhiều chị em có thói quen luộc đậu Hà Lan trước khi chế biến món ăn. Thói quen này tưởng như bình thường nhưng lại tự tay đánh mất đi những dưỡng chất vốn có trong hạt đậu. Vậy nên thay vào cách chế biến bằng xào hay hấp.

Do vậy các nhà dinh dưỡng khuyến nghị người nội trợ có thể thay thế cách chế biến 5 loại rau trên từ luộc bằng phương pháp hấp hoặc nướng. Hoặc nếu vẫn thich luộc thì nên sử dụng ít nước thôi. Tận dụng nước luộc để ăn, làm món hầm hoặc nấu soup như thế sẽ đỡ lãng phí các vitamin có trong rau. Nguyên tắc chung là rút thật ngắn thời gian nấu, giảm lượng nước dùng để nấu.

Sai lầm nghiêm trọng khi xào nấu, ăn rau xanh

photo1535204585289-1535204585289153560115

1. Rau xanh để lâu

Để tiết kiệm thời gian, nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng thường chỉ đi chợ một lần cho cả tuần, mua đủ loại thực phẩm và rau quả về “chất” trong tủ lạnh. Làm như vậy đương nhiên rất tiện lợi, có thể tiết kiệm được thời gian nhưng lại không biết rằng rau xanh càng để lâu càng mất đi nhiều dinh dưỡng.

Ví dụ các loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải sẽ hao tổn 84% vitamin C nếu để ở nhiệt độ 20 độ C trong 1 ngày. Nếu cần thiết phải “tích trữ” thì nên để ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có ánh mặt trời.

2. Thời gian xào nấu quá lâu

Các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy. Vì thế chuyên gia dinh dưỡng khuyên thời gian xào nấu rau củ không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin.

19 sai lầm nghiêm trọng khi xào nấu, ăn rau xanh

3. Cắt rau xong không nấu ngay

Đa phần vitamin trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị ôxy hóa.

4. Nhặt bỏ lá rau

Một số bà nội trợ có thói quen nhặt bỏ phần lá khi chế biến rau muống, rau rút... Đây là việc làm sai lầm và lãng phí bởi lượng vitamin có trong lá rau hay thân, cọng cũng nhiều như nhau.

5. Chỉ ăn cái, bỏ nước

Khi xào rau, đại đa phần dinh dưỡng ở trong rau đều “hoá giải” vào hết trong nước, không uống thật là đáng tiếc.

6. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn

Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn