Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản từng cảnh báo hoạt động của hải quân Trung Quốc là vấn đề gây uy hiếp cho Đông Á và cả thế giới. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, Nhật có thể đánh bại Trung Quốc trên biển.
Trong cuộc chiến Trung - Nhật năm 1894-1895, hạm đội của Hải quân hoàng gia Nhật Bản đã đập tan Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc được coi là vượt trội hơn về mặt trang thiết bị. Cuộc chiến này đã đảo ngược trật tự Trung Quốc là trung tâm của châu Á chỉ trong một buổi chiều. Nhật Bản giành chiến thắng trong trận chiến trên sông Áp Lục vào tháng 9/1894 nhờ nghệ thuật điều khiển tàu và thủy thủ trên biển, pháo binh và tinh thần. |
Ngày nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia, Nhật Bản vẫn có thể lại đánh bại Trung Quốc trên biển. Nếu xét về số lượng vũ khí đơn thuần, Hải quân Trung Quốc vượt xa Hải quân Nhật Bản về “trọng lượng thép”. Hải quân Nhật có 48 tàu chiến đấu nổi trong khi con số này ở Trung Quốc là 73. Trung Quốc còn có 84 tàu mang tên lửa và 63 tàu ngầm. |
Hải quân Nhật đang không ngừng phát triển, trở thành lực lượng viễn dương hùng mạnh, với các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay… hiện đại. Trong biên chế của Hải quân Nhật Bản có những thành viên đáng chú ý như chiến hạm Kongo, Oyashio và Osumi. Trong ảnh là tàu đổ bộ Oosumi, niềm tự hào mới của Hải quân Nhật Bản hiện đại. Tàu đổ bộ Oosumi (lượng giãn nước 8.900 - 13.000 tấn) có thể chứa 2 trực thăng CH-47j, 3 tàu đổ bộ đệm khí, 10 xe tăng Type-90 cùng 330 lính hải quân đánh bộ. |
Tàu ngầm tấn công lớp Oyashio có lượng giãn nước 1.750 – 3.000 tấn, tốc độ 26 hải lý/giờ, thời gian hoạt động 90 ngày đêm, trang bị 6 ống phóng lôi 533mm, tên lửa đối hạm Harpoon, quân số 69 người. |
Hải quân Nhật Bản cũng đang hướng tới phát triển tàu khu trục cỡ lớn (hơn 20.000 tấn), có thể chở máy bay đi biển xa và nâng số tàu ngầm lên 22 chiếc. Trong đó, tàu khu trục cỡ lớn 20.000 tấn được coi là biểu tượng mới của hải quân nước này. |
Hợp tác với Mỹ, Nhật Bản đã tiếp thu và làm chủ hệ thống Aegis, đánh chặn tên lửa đường đạn (BMD). Tháng 11/2011, 2 chiến hạm lớp Kongo và JS Kirishima đã phối hợp với nhau để phá hủy thành công một mục tiêu giả định là tên lửa đường đạn trên bầu khí quyển. Sự kiện này đánh dấu khả năng đối phó hiệu quả với các mối nguy hiểm từ tên lửa đường đạn của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, cùng với Hải quân Mỹ tạo nên lá chắn vững chắc trước mọi nguy cơ với an ninh quốc gia. |
Thủy phi cơ Thần biển US-2 của Nhật Bản là loại vũ khí mà nhiều quốc gia Đông Nam Á đang vướng vào các cuộc tranh chấp lãnh hải rất để mắt. Ngoài công tác tìm kiếm, US-2còn đảm trách nhiệm vụ vận tải trên biển, đồng thời còn là một máy bay phát hiện tầm xa hiệu quả. US-2 có khả năng hạ cánh ở khu vực biển có sóng cao 3m, và loại máy bay này ngoài khả năng áp dụng trong công tác tìm kiếm cứu nạn còn có thể được cải tiến thành thứ vũ khí đáng sợ đến từ trên không. |
Dù là quốc gia được đánh giá có một trong những lực lượng tác chiến trên biển mạnh nhất trong khu vực châu Á nhưng Sách trắng Quốc phòng năm 2012 của Nhật Bản vẫn thận trọng cảnh báo hoạt động của hải quân Trung Quốc là vấn đề gây uy hiếp cho Đông Á và cả thế giới. Nhiều khả năng từ cuối năm nay, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có tên Thi Lang sẽ đi vào hoạt động. Hiện nay, có rất nhiều thông tin cho rằng Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu 3 tàu sân bay trước năm 2020, có kế hoạch chế tạo 6 tàu sân bay. |
Trong biên chế chiến đấu của hải quân Trung Quốc có gần 100 tàu đổ bộ, trong đó có 2 tàu đốc đổ bộ chở trực thăng lớp 071 (1 chiếc đang đóng). Ngoài ra, hải quân Trung Quốc còn có hơn 150 xuồng đổ bộ, trong đó có 10 xuồng đổ bộ đệm khí trọng tải đến 15 tấn. |
Trung Quốc sở hữu rất nhiều loại tàu chiến hiện đại, như tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm lớp Kilo, tàu khu trục 054A, tàu khu trục tàng hình và nhiều loại tàu chiến khác. |
Tàu ngầm hạt nhân |
Tàu ngầm hạt nhân dùng trong trường hợp khẩn cấp của Trung Quốc |
Tàu khu trục có tên gắn tên lửa |
Theo các chuyên gia quân sự, dù số lượng tàu chiến, máy bay Trung Quốc có thể hơn Nhật Bản, tuy nhiên chúng không đảm bảo cho một chiến thắng tuyệt đối. Không rõ Trung Quốc có che giấu sức mạnh gì hay không nhưng chất lượng vũ khí của Hải quân Nhật Bản có thể bù vào lợi thế con số của Hải quân Trung Quốc. Thứ hai, về mặt nhân lực, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản được đánh giá là chuyên nghiệp hơn Hải quân Trung Quốc. Thứ 3, Nhật Bản còn có lợi thế khác là sự tập trung lực lượng. Lực lượng Trung Quốc phải chia thành 3 hạm đội dàn trải ra đường biến giới biển kéo dài của nước này. Vì vậy, nếu dồn lực lượng để giành lợi thế trong cuộc đối đầu với Nhật Bản thì Trung Quốc sẽ bộc lộ những lỗ hổng an ninh chết người ở các vùng biển khác. |
Ngoài ra, Trung Quốc cũng phải cân nhắc kỹ xem liệu một cuộc chiến tranh trên biển có ảnh hưởng đến mục tiêu trở thành cường quốc đại dương của nước này như thế nào. Trung Quốc còn phải tính đến yếu tố Mỹ bởi nếu một cuộc chiến Trung-Nhật xảy ra, Mỹ sẽ phải nhảy vào vì hiệp ước an ninh chung mà họ đã ký với Tokyo. |