Trung Quốc tố cáo Nhật là "kẻ cắp" (vì đánh cắp quần đảo Senkaku) và ngay lập tức Trung Quốc hành động để mở màn “khẳng định chủ quyền”." />

Ván bài khẳng định chủ quyền Nhật-Trung: Xóa bài chơi lại?

( PHUNUTODAY ) - align: justify; ">Trung Quốc tố cáo Nhật là "kẻ cắp" (vì đánh cắp quần đảo Senkaku) và ngay lập tức Trung Quốc hành động để mở màn “khẳng định chủ quyền”.

Quốc phòng) - Nhật Bản bỗng dưng hoãn cuộc tập trận đánh chiếm đảo với đồng minh Mỹ vì lý do "sợ Trung Quốc nổi giận". Phải chăng ván bài Senkaku, trước sức ép quá lớn của Trung Quốc, Nhật Bản phải “xóa bài” chơi lại?
[links()]
Điều gì xảy ra trong cuộc tranh chấp này giữa Nhật-Trung? Ai thật, ai diễn?
 
Không cần biết nguyên nhân, cơ hội nào, đã khiến chính phủ Nhật Bản bỏ tiền ra mua đứt quần đảo Senkaku của một người Nhật để trở thành chủ nhân quần đảo này, nhưng, tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản và hành động để bảo vệ nó như thế nào thì thế giới đã rõ và coi như màn của Nhật Bản đã hạ, người Nhật lui vào cánh gà nhường sân khấu cho Trung Quốc diễn.
 
Tuy vậy, khi hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc khi đã quá mức quy định của Nhật Bản thì Nhật Bản phản ứng rất cứng rắn, không khoan nhượng. Ảnh trên:Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản truy đuổi tàu Hải giám Trung Quốc
Tuy vậy, khi hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc khi đã quá mức quy định của Nhật Bản thì Nhật Bản phản ứng rất cứng rắn, không khoan nhượng. Ảnh trên:Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản truy đuổi tàu Hải giám Trung Quốc

Hành động của Nhật đương nhiên khiến Trung Quốc nổi đóa. Trung Quốc tố cáo Nhật là "kẻ cắp" (vì đánh cắp quần đảo Senkaku) và ngay lập tức Trung Quốc hành động để mở màn “khẳng định chủ quyền”.
 
Hàng trăm cuộc biểu tình chống Nhật xảy ra trên 80 thành phố của cả nước làm cho nề kinh tế Nhật 'no đòn" và nếu như không ngăn cản kịp thời của Chính phủ Trung Quốc thì chưa biết chừng Nhật sẽ bị sụp đổ đến nơi.
 
Gần 1000 tàu cá của ngư dân Trung Quốc chuẩn bị ra khơi, nhằm Senkaku thẳng tiến, cùng với tàu Ngư chính, Hải giám lượn vè vè quanh đảo.
 
Các cuộc tập trận lớn, hoành tráng xảy ra trên biển Hoa Đông với tình huống đổ bộ đánh chiếm đảo khiến người xem "rợn tóc gáy" với lời "thuyết minh" của Hoàn Cầu thời báo: "Cuộc tập trận vừa gửi thông điệp rõ ràng tới thế giới bên ngoài rằng Trung Quốc sẵn sàng dùng hải quân để giải quyết tranh chấp biển…
 
Cuộc tập trận lần này liên quan đến hải quân, nhưng lần tới có thể mở rộng với các lực lượng tên lửa nhằm nâng cao khả năng đánh chặn”.
 
Thời báo Hoàn Cầu tự tin cho rằng, cuộc tập trận chung của 11 tàu hải quân, hải giám và ngư chính nước này diễn ra vào ngày 19.10 trên biển Hoa Đông khiến truyền thông Nhật Bản bất ngờ…
 
Rốt cuộc, liệu Trung Quốc sẽ tấn công Nhật Bản như những dấu hiệu cho thấy không?
 
Việc chính phủ Trung Quốc không coi Senkaku là khu vực có “lợi ích cốt lõi” trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ vừa qua và yêu cầu Nhật Bản phải công nhận “quần đảo Senkaku là khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc”, đã có câu trả lời.
 
Rõ ràng là hành động của Trung Quốc xung quanh quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu ngư là chỉ để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trước thế giới và chủ yếu là người dân Trung Quốc rằng, dù Nhật đã mua thì Trung Quốc vẫn đang thực hiện quyền làm chủ.
 
Tuy nhiên, Trung Quốc đang thực hiện quyền làm chủ của mình với mức độ nào thì giới quan sát không khó để đánh giá.
 
Nhật Bản, sau khi đã “đánh cắp quần đảo Senkaku” (như Trung Quốc tố cáo) thì tỏ ra “biết điều”, không làm gì quá ầm ĩ với “đồ ăn cắp được” để gây thêm căng thẳng.

Hành động mới đây khi Nhật Bản hoãn cuộc tập trận quy mô với Mỹ vì “Sợ Trung Quốc nổi giận” đã nói lên sách lược khôn ngoan của Nhật Bản.
 
Chiếc khu trục hạm thứ 4 lớp Akizuki thế hệ thứ 3 của Nhật Bản được hạ thủy hôm 22/8 . Điểm đặc biệt thu hút sự quan tâm của giới quan sát là khu trục hạm lớp Akizuki thế hệ thứ ba này, chúng được lắp đặt hệ thống chiến đấu kỹ thuật tiên tiến do Nhật Bản tự sản xuất và con tàu chỉ sản xuất trong một năm. Điều này đánh dấu sự nhảy vọt trong trình độ về hệ thống vũ khí trang bị cho tàu của Nhật Bản.
Chiếc khu trục hạm thứ 4 lớp Akizuki thế hệ thứ 3 của Nhật Bản được hạ thủy hôm 22/8 . Điểm đặc biệt thu hút sự quan tâm của giới quan sát là khu trục hạm lớp Akizuki thế hệ thứ ba này, chúng được lắp đặt hệ thống chiến đấu kỹ thuật tiên tiến do Nhật Bản tự sản xuất và con tàu chỉ sản xuất trong một năm. Điều này đánh dấu sự nhảy vọt trong trình độ về hệ thống vũ khí trang bị cho tàu của Nhật Bản.

Nhưng các hành động “khẳng định chủ quyền” của Trung Quốc được Nhật Bản theo dõi sát sao và đối phó rất kiên quyết, không khoan nhượng, rất cứng rắn khi các hành động đó gây hại đến quyền làm chủ quần đảo của mình.
 
Không phô trương thanh thế, nhưng lại lợi dụng sự phô trương thanh thế của đối phương, Nhật Bản đã âm thầm chuẩn bị, tăng cường lực lượng chấp pháp trên biển và lực lượng Hải quân để bảo vệ thành quả. 
 
Về chiến lược, Nhật Bản chủ trương dỡ bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí để tăng ngân sách quốc phòng nhằm hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là lực lượng không quân và hải quân nhằm tăng cường sự can dự, đối phó với mọi thách thức tại khu vực... 
 
Quyết định chọn Ấn Độ là nước đầu tiên để bán các thiết bị quân sự bao gồm các thiết bị tác chiến điện tử, tàu tuần tiễu và các thiết bị công nghệ cao đã cho thấy mối quan hệ hợp tác chiến lược ngày càng được tăng cường giữa hai nước. 
 
Quan hệ này không là kết quả của một sự tình cờ mà xuất phát từ sự cần thiết.

Nhật hạ thủy tầu khu trục khủng, Trung Quốc lo ngay ngáy
Việc Nhật Bản và Nga bắt tay nhau khi Nhật Bản cần nguồn năng lượng từ Nga và Nga cần nguồn đầu tư của Nhật vào vùng Viễn Đông, sẵn sàng ký một hiệp ước hòa bình với nhau bất chấp vấn đề nam Kuril đang tồn tại…khiến Nhật Bản đã trở nên đáng tin cậy hơn Trung Quốc nhiều lần trong mắt người Nga.
 
Việc Hoàn cầu Thời báo đe dọa Nhật Bản như trên không phải là không có cơ sở, bởi những thứ dùng để đáp trả đó, Nhật Bản hoàn toàn dựa vào ô của Mỹ. 
 
Hơn ai hết, Nhật Bản nhận thức quá sâu sắc, quá đắng cay vấn đề này của quốc gia giàu nhưng không mạnh, dựa vào sự bảo vệ của nước ngoài thì sẽ kết cục ra sao, trước mắt đã rõ. 
 
Không nghi ngờ gì nữa, Nhật Bản đang tái vũ trang và đang chuẩn bị cho những bước đi mới để tạo thế và lực trên khu vực chiến lược để sẵn sàng đối phó toàn diện với Trung Quốc khi tình huống xấu nhất có thể xảy ra: Mỹ, vì lý do chính trị nào đó, hoàn toàn trung lập trước cuộc đối đầu Trung-Nhật. 
 
Liệu Nhật Bản phải chấp nhận “coi quần đảo Senkaku là khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc” như Trung Quốc đã yêu cầu hay không? Có nghĩa là Nhật Bản phải “xóa bài chơi lại”?
 
Với Trung Quốc, hành động “khẳng định chủ quyền” của Trung Quốc với quần đảo Senkaku trong thời gian qua đã làm yên lòng dân chúng trước thềm Đại hội ĐCS 18.
 
Về tầm quốc gia, Trung Quốc không dại gây ra một cuộc chiến tranh với Nhật Bản, nhưng nếu không kiểm soát chặt chẽ “nhóm lợi ích”, nhóm có “cái đầu nóng mà trái tim lạnh” thì như tình hình hiện nay, chỉ cần một sự hung hăng thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến hậu quả không lường.
 
Rốt cuộc, hành động của Trung Quốc mang tính chính trị sâu sắc, trong khi đó, hành động của Nhật Bản lại mang tính hiện thực. Và, đương nhiên, kết quả tương ứng với nó là có ý nghĩa chính trị và có ý nghĩa thực tế.

 
  • Lê Ngọc Thống
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT