Nhiều quốc gia Đông Nam Á muốn ’thần biển’ US-2 Nhật Bản

( PHUNUTODAY ) - Để tăng cường sức mạnh trên biển, nhiều quốc gia Asean đã có dự định phát triển lực lượng tầu biển, nhưng nếu có sự hỗ trợ từ trên không thì hiệu quả của việc tuần tra tầm xa sẽ được bảo đảm hơn.

Vũ khí)- Để tăng cường sức mạnh trên biển, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã có dự định phát triển lực lượng tầu biển để bảo đảm khả năng tuần tra trên biển, nhưng nếu có sự hỗ trợ từ trên không thì hiệu quả của việc tuần tra tầm xa sẽ được bảo đảm hơn.
[links()]
Sau khi nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, Nhật Bản cũng bày tỏ sự sẵn lòng cung cấp vũ khí ra nước ngoài, đặc biệt là các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Bởi Nhật cũng đồng quan điểm với Mỹ khi nhận định rằng các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nếu sở hữu một sức mạnh “đảm bảo” thì sẽ duy trì được sự ổn định lâu dài tại khu vực này.

Trong Hội nghị Shangri-La vừa qua, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Shu Watanabe cho rằng các quốc gia Đông Nam Á cần có nhiều hơn những chiếc thủy phi cơ để có thể phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn.

“Các quốc gia trong khu vực Asean đang trú trọng tới việc gia tăng số lượng tầu nổi, tầm ngầm nhưng các bạn đã bỏ qua một thứ “vũ khí” mang lại hiệu quả không kém đó là thủy phi cơ. Trong biên chế lực lượng hải quân của quốc gia có vùng biển rộng đều cần sự góp mặt của loại máy bay này.

Chiếc US-2 hiện đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở Nhật Bản. Tôi tin rằng loại máy bay này sẽ góp phần cải thiện và giúp đỡ hoạt động tuần tra giám sát biển và khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt ở các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương” ông Shu Watanabe nói.

Vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng này của Nhật cũng khẳng định thêm rằng US-2 có khả năng hạ cánh ở khu vực biển có sóng cao 3m, và loại máy bay này ngoài khả năng áp dụng trong công tác tìm kiếm cứu nạn còn có thể được cải tiến thành thứ vũ khí đáng sợ đến từ trên không.

Thủy phi cơ
Thủy phi cơ 'thần biển' US-2 của Nhật Bản

Mặc dù tỏ ra rất hứng thú với lời “quảng cáo” của Nhật nhưng nhiều quốc gia Đông Nam Á vẫn tỏ ý nghi ngờ khi Chính phủ Nhật không được phép xuất khẩu máy bay có trang bị súng. Chính điều này đã khiến cho Singapore, Philippines, Indonesia,... vẫn cảm thấy phân vân.

“Sẽ rất khó cho chúng tôi nếu nhập một chiếc thủy phi cơ hiện đại như vậy chỉ để tìm kiếm cứu nạn mà không áp dụng được trong quân sự, nếu muốn cải tiến hay bổ sung vũ khí chúng tôi phải tự “mày mò”, điều này là không khả thi và sẽ gây tốn kém...” đại diện Indonesia cho biết.

Kể từ tháng 12/2011, Chính phủ Nhật đã nới lỏng “chính sách ba nguyên tắc xuất khẩu vũ khí” mở rộng đường cho việc xuất khẩu và Nhật Bản sẽ tham gia hợp tác sản xuất vũ khí cùng hãng nước ngoài. Tuy được nới lỏng, nhưng Nhật Bản chỉ có thể bán được trang thiết bị quân sự được triển khai cho vai trò giữ gìn hòa bình.

Vì thế, các Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Nhật sẽ chỉ dừng lại ở các loại xe không trang bị vũ khí, máy bay vận tải, tuần tra biển mà không phải là xe tăng, pháo hay chiến đấu cơ, những phương tiện có giá trị cao.

Tuy nhiên, trong thời gian tới Nhật Bản sẽ cố gắng vận động để nới dần chính sách xuất khẩu vũ khí của mình để có thể tiếp cận sâu hơn vào thị trường vũ khí tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung.

"Thần biển" US-2 của Nhật sẽ tung hoành biển Đông?

 

  • Thái Yên (Flightglobal, Worldwar)
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT