Tình hình Biển Đông: Philippines hoan nghênh, Campuchia triệu hồi

( PHUNUTODAY ) - Bộ ngoại giao Philippines hoan nghênh tuyên bố mới nhất của Mỹ về Biển Đông, Campuchia Đại sứ tại Philippines, Việt Nam phát hành cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông.

(Ảnh nóng) -Bộ ngoại giao Philippines hoan nghênh tuyên bố mới nhất của Mỹ về Biển Đông, Campuchia Đại sứ tại Philippines, Việt Nam phát hành cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông.

Ngay sau thông cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ  chỉ trích quyết định thành lập cơ sở đồn trú quân sự của Trung Quốc tại cái gọi là
Ngay sau thông cáo của Bộ Ngoại Giao Mỹ chỉ trích quyết định thành lập cơ sở đồn trú quân sự của Trung Quốc tại cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm của Việt Nam. Philippines hoan nghênh tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ về vấn đề Biển Đông, trong đó Mỹ bày tỏ quan ngại trước những hành động làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc.

 

"Tuyên bố cho thấy Washington ủng hộ cách Philippines giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp", tờ Daily Inquirer dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Raul Hernandez phát biểu hôm qua. "Những mối đe dọa đến hòa bình và ổn định, cùng những mối đe dọa đến tự do hàng hải và thương mại, sẽ gây ra tác động tiêu cực không chỉ cho các bên tuyên bố chủ quyền mà còn nhiều quốc gia khác".(Hai tàu tuần tra Trung Quốc xuất hiện tại Scarborough ngày 10/4)

 

Tiếp đến, mới đây văn phòng quan hệ báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ ra Tuyên bố báo chí về tình hình ở Biển Đông. Quyền phó phát ngôn viên Patrick Ventrell cho hay Mỹ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và đang theo dõi tình hình chặt chẽ. (Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại họp báo sau Hội nghị cấp cao Đông Á)
Tiếp đến, mới đây văn phòng quan hệ báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ ra Tuyên bố báo chí về tình hình ở Biển Đông. Quyền phó phát ngôn viên Patrick Ventrell cho hay Mỹ quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông và đang theo dõi tình hình chặt chẽ. (Ảnh: Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại họp báo sau Hội nghị cấp cao Đông Á)

 

Mỹ cho rằng, những diễn biến mới đây bao gồm việc leo thang các tuyên bố có tính đối đầu, các bất đồng về khai thác tài nguyên, các hành động kinh tế có tính cưỡng ép, và các sự cố xung quanh Bãi cạn Scarborough, trong đó có việc sử dụng rào chắn để ngăn cản việc tiếp cận.
Mỹ cho rằng, những diễn biến mới đây bao gồm việc leo thang các tuyên bố có tính đối đầu, các bất đồng về khai thác tài nguyên, các hành động kinh tế có tính cưỡng ép, và các sự cố xung quanh Bãi cạn Scarborough, trong đó có việc sử dụng rào chắn để ngăn cản việc tiếp cận.

 

"Đặc biệt, việc Trung Quốc nâng cấp hành chính thành phố Tam Sa và thiết lập một điểm đồn trú quân sự mới ở đó có trách nhiệm bao trùm lên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông là trái với các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết những sự khác biệt và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng ở trong khu vực" - tuyên bố cho hay.

 

 

 Ngày 7/8, hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin từ Chính phủ Campuchia cho biết nước này đã quyết định triệu hồi ông Hos Sereythonh, Đại sứ tại Philippines, người đã khiến Manila tức giận sau khi chỉ trích Philippines liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.
Ngày 7/8, hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin từ Chính phủ Campuchia cho biết nước này đã quyết định triệu hồi ông Hos Sereythonh, Đại sứ tại Philippines, người đã khiến Manila tức giận sau khi chỉ trích Philippines liên quan đến những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.

 

Nêu lý do về việc triệu hồi ông Hos Sereythonh về nước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong nêu rõ nhiệm kỳ của đại sứ Campuchia tại Philippines đã kết thúc, song từ chối tiết lộ thời điểm ông Sereythonh trở về Campuchia. Theo kế hoạch chính thức, nhiệm kỳ đại sứ ba năm của ông Sereythonh sẽ không kết thúc trước tháng 7/2013.
Nêu lý do về việc triệu hồi ông Hos Sereythonh về nước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Campuchia Koy Kuong nêu rõ nhiệm kỳ của đại sứ Campuchia tại Philippines đã kết thúc, song từ chối tiết lộ thời điểm ông Sereythonh trở về Campuchia. Theo kế hoạch chính thức, nhiệm kỳ đại sứ ba năm của ông Sereythonh sẽ không kết thúc trước tháng 7/2013.

 

Ngày 6/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam đang thăm hữu nghị chính thức VN. Đề cập vấn đề biển Đông, Chủ tịch Kim Yong Nam bày tỏ ủng hộ giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh thông qua đối thoại hòa bình nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các nước và bảo đảm hòa bình, ổn định tại khu vực.
Ngày 6/8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam đang thăm hữu nghị chính thức VN. Đề cập vấn đề biển Đông, Chủ tịch Kim Yong Nam bày tỏ ủng hộ giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh thông qua đối thoại hòa bình nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các nước và bảo đảm hòa bình, ổn định tại khu vực.

 

Tiếp nối tác phẩm Kỷ yếu Hoàng Sa, NXB Thông tin và Truyền thông phát hành cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông. Ra mắt đúng thời điểm Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua, cuốn sách được đánh giá sẽ góp phần tuyên truyền sâu rộng những thông tin chính xác đến với người dân; đồng thời cũng khẳng định những quan điểm, những quy định đúng đắn, khách quan của nhà nước Việt Nam, phù hợp với Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc 1982.
Tiếp nối tác phẩm Kỷ yếu Hoàng Sa, NXB Thông tin và Truyền thông phát hành cuốn Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông. Ra mắt đúng thời điểm Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua, cuốn sách được đánh giá sẽ góp phần tuyên truyền sâu rộng những thông tin chính xác đến với người dân; đồng thời cũng khẳng định những quan điểm, những quy định đúng đắn, khách quan của nhà nước Việt Nam, phù hợp với Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc 1982.

 

Cùng với đó, ngày 7/8 nguyên Thứ trưởng Bộ  Tài nguyên và môi trường Đặng Hùng Võ đưa ra một số ý kiến để người dân hiểu hơn về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và có ý thức với việc bảo vệ lãnh thổ. Việt Nam có chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa là chuyện không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để người dân trong nước và thế giới hiểu rõ hơn sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa thì kênh ngoại giao nhân dân đóng vai trò quan trọng. Chúng ta cần làm tốt hơn việc phổ biến thông tin thực về lịch sử, pháp lý, đạo lý gắn với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đến người dân. (Tổng hợp VnE,TTO.TTXVN)
Cùng với đó, ngày 7/8 nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Hùng Võ đưa ra một số ý kiến để người dân hiểu hơn về chủ quyền biển đảo của Việt Nam và có ý thức với việc bảo vệ lãnh thổ. Việt Nam có chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa là chuyện không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để người dân trong nước và thế giới hiểu rõ hơn sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa thì kênh ngoại giao nhân dân đóng vai trò quan trọng. Chúng ta cần làm tốt hơn việc phổ biến thông tin thực về lịch sử, pháp lý, đạo lý gắn với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đến người dân. (Tổng hợp VnE,TTO.TTXVN)

 

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn