Mỹ: F-22 hồi sinh lại đến lượt F-16 gặp hạn

( PHUNUTODAY ) - 16 gặp nạn là Thượng sĩ Nathan Lipscomb vẫn sống sót. Anh này đã được chuyển từ Nhật Bản sang Mỹ để chữa trị.

Quốc phòng)- Quân đội Mỹ vừa quyết định dỡ bỏ hạn chế bay với siêu chiến đấu cơ F-22 Raptor, nhưng lại phải đưa ra lệnh cấm bay đối với tiêm kích F-16 tại Nhật Bản sau vụ một máy bay loại này nổ tung gần đảo Hokkaido.

Hình ảnh tầu chiến Mỹ bị bắn chìm ở Thái Bình Dương

Thông tin trên vừa được hãng AP dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết. Theo đó, vụ tai nạn F-16 tại Nhật Bản hôm 22/7 là vụ đầu tiên đối với tiêm kích tại căn cứ Misawa ở Nhật Bản kể từ năm 2002.

Được biết, tại căn cứ Misawa có tất cả 45 chiếc F-16 của quân đội Mỹ và tất cả phải trải qua một đợt kiểm tra an toàn. Mỹ hiện duy trì khoảng 50.000 binh sĩ đồn trú trên toàn lãnh thổ Nhật Bản.

Rất may, phi công lái chiếc F-16 gặp nạn là Thượng sĩ Nathan Lipscomb vẫn sống sót. Anh này đã được chuyển từ Nhật Bản sang Mỹ để chữa trị. Sau khi bình phục, Lipscomb sẽ quay trở lại Nhật Bản để làm nhiệm vụ.

Tiêm kích F-16 của Mỹ
Tiêm kích F-16 của Mỹ


Cũng trong ngày 22/7, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết một chiếc F-16 của nước này tại Nhật Bản đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống nước tại một vị trí nằm gần quần đảo Kurill mà Nhật Bản và Nga có tranh chấp. Phi công đã kịp thoát ra và được cứu sống.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo cho phép Không quân nước này khôi phục các chuyến bay của siêu chiến đấu cơ F-22. Mỹ đã tìm được nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn F-22 thời gian qua và sẽ tiến hành một số điều chỉnh về kỹ thuật. Dự kiến, Mỹ sẽ cử một phi đội F-22 tới căn cứ Kadena của Nhật Bản trong thời gian tới.

Ngay sau khi tiến hành điều chỉnh kỹ thuật, Mỹ sẽ điều một phi đội F-22 tới căn cứ Kadena của Nhật Bản
Ngay sau khi tiến hành điều chỉnh kỹ thuật, Mỹ sẽ điều một phi đội F-22 tới căn cứ Kadena của Nhật Bản


Lệnh hạn chế bay đối với F-22 được Mỹ ban bố từ hôm 15/5/2012. Theo đó, các máy bay F-22 không được bay xa khỏi căn cứ không quân gần nhất 30 phút bay. Ngoài ra, F-22 cũng không được bay cao quá 7.600 mét vì có thể gây ra nguy hiểm đối với phi công do hệ thống cung cấp oxy bị nghi có vấn đề. Đặc biêt, đối với những chiếc F-22 đóng tại bang Alaska không được phép cất cánh vì các căn cứ không quân tại đây không đủ điều kiện cho hạ cánh khẩn cấp.

Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ, ông George Little cho biết Không quân nước này đã xác định được nguyên nhân khiến các phi công F-22 khó thở. Theo đó, van an toàn điều chỉnh áp suất và cung cấp dưỡng khí cho phi công trên F-22 bị trục trặc khi bay ở độ cao lớn.

Ngoài ra, các bộ lọc và hệ thống kiểm tra thành phần dương khí cho phi công cũng bị trục trặc. Đặc biệt, áp suất trong khoang lái bị chênh lệch khi máy bay khởi động động cơ.

>>Hình ảnh tầu chiến Mỹ bị bắn chìm ở Thái Bình Dương

Đông Triều
[links()]

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT