10 lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi đầy đủ

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn ngủ đủ giấc mà vẫn thấy mệt mỏi thì cần xem xét lại yếu tố nào khác khiến bạn cảm thấy kiệt sức

Mệt mỏi xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm kiệt sức hoàn toàn, cáu giận, chán nản hay khả năng phản ứng, tập trung kém linh hoạt và làm giảm hiệu quả hoạt động của trí nhớ. Dưới đây là những lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi đầy đủ.

1. Không đồng nhất giữa tinh thần, cảm xúc và tâm trạng

Trong cuộc sống, bạn có lẽ sẽ cảm thấy buồn, không thỏa mãn, chịu căng thẳng và chán nản khi một vài vấn đề xảy ra như mối quan hệ không hiệu quả, công việc bị trì hoãn hay bạn rơi vào tình huống làm mình cạn kiệt năng lượng. Khi đó, dù bạn có ngủ bao nhiêu thì cũng khó rời khỏi giường vào mỗi sáng và bị cám dỗ để lấy lại chuông báo thức thêm nhiều lần nữa.

Tuy nhiên, hãy nghĩ về thời gian mà bạn cảm thấy hứng thú và vui vẻ vì những gì bạn đang làm. Bạn cần bao nhiêu thời gian để ngủ? Tôi đoán rằng thâm chí chỉ ngủ vài tiếng, bạn cũng có thể bật dậy khỏi giường mà không cần báo thức vào mỗi sáng với tâm trạng hào hứng và có thể bắt tay ngay vào công việc.

Tất cả chúng ta đều có những thứ làm cho chúng ta cảm thấy tuyệt vời và tràn đầy sinh lực. Nhưng cũng có nhiểu vấn đề khiến bạn hao mòn năng lượng. Có thể bạn là người muốn di chuyển nhanh, nhưng bạn lại đang đắm chìm trong những chi tiết. Có thể bạn là một người phát triển mạnh khi dẫn đầu mọi thứ nhưng bạn lại cảm thấy chúng hoàn toàn bị mất kiểm soát.

2. Bạn không ăn đúng hoặc ăn đủ

Bạn ăn những gì và ăn bao nhiêu có ảnh hưởng đáng kể đến năng lượng của bạn. Mặc dù có nhiều quy định về chế độ ăn uống khác nhau nhưng các chuyên gia đều nhất trí về việc đường và các thực phẩm đã qua chế biến khiến bạn cảm thấy uể oải và kiệt sức. Bởi chúng làm lượng đường trong máu rối loạn khiến bạn chỉ lưu trữ được năng lượng trong khoảng thời gian ngắn.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần phải ăn thực phẩm thật và sạch. Tránh ăn những thực phẩm ăn vặt đã qua chế biến vì chúng có lượng đường cao. Dù hầu hết thực phẩm chúng ta ăn đều được chế biến theo một cách nào đó, tuy nhiên khi chỉ có duy nhất một loại thực phẩm không cho bất kỳ hóa chất nào thì dù nó xay hay cắt ra cũng vẫn là thực phẩm thật. Còn thực phẩm đã qua chế biến thường xử lý bằng hóa chất, các chất nhân tạo và nguyên liệu tinh chế.

3. Bạn đang bị trầm cảm

Trầm cảm ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Nó ảnh hưởng đến khoảng 350 triệu người trên toàn thế giới. Triệu chứng trầm cảm bao gồm "buồn bất chấp", thiếu năng lượng, lơ mơ và mất ngủ. Tình trạng này kéo dài ít nhất 2 tuần. May thay, bạn hoàn toàn có thể điều trị dứt chứng trầm cảm nhờ kết hợp liệu pháp trò chuyện và uống thuốc.

4. Bạn căng thẳng hay lo lắng quá nhiều

Khi căng thẳng, bạn sẽ sản xuất ra nhiều hóoc môn stress cortisol ảnh hưởng đáng kể tới giấc ngủ.

Lo lắng quá mức có thể tiêu hao năng lượng của bạn. Khi bạn lo lắng, bạn đang sử dụng năng lượng. Nó giống như việc bạn có một ứng dụng trên điện thoại tốn rất nhiều pin và bạn sử dụng nó liên tục, pin của bạn sẽ tiêu hao nhanh hơn. Điều đó đúng với sự lo lắng và căng thẳng.

Tôi nghĩ điều này rất đơn giản. Tất cả chúng ta bắt đầu một ngày với 100 đơn vị năng lượng để sử dụng suốt cả ngày. Nếu bạn đang dùng một nửa số đơn vị năng lượng của bạn vào những lo lắng, bạn chắc chắn sẽ bị mệt mỏi.

Hãy tìm cách để làm giảm mức độ căng thẳng của bạn như là tập yoga, thiền định hay tập thể dục.

5. Không hít thở đủ sâu

Hít thở sâu làm tăng lưu thông máu bằng cách mang oxy đến cơ bắp và não của bạn. Hàm lượng oxy tăng lên trong máu giúp các cơ bắp, cơ quan và mô khỏe mạnh hơn.

Bởi vì căng thẳng và lo lắng nên hầu hết mọi người hít thở vào ngực với mức độ nông nên hơi thở không thể tiếp cận sâu hơn vào vùng bụng. Do đó, thay đổi cách hít thở là một trong những cách thay đổi nhận thức, giải tỏa căng thẳng và tăng năng lượng cho bạn.

6. Có vấn đề với giấc ngủ

Trong cuộc sống bận rộn, giấc ngủ ngon là xa xỉ với không ít người. Một người trưởng thành cần ngủ ít nhất từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Những giấc ngủ muộn vào cuối tuần có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi do lệch giờ với thói quen thường ngày. Các chuyên gia đều khuyên rằng bạn nên duy trì thói quen ngủ và thức đúng giờ mỗi ngày, đồng thời tắt hết các thiết bị điện tử buổi tối, và tránh xa caffein hay nicotine trước khi ngủ, nhất là không nên tập thể dục quá trễ trong ngày.

7. Lười vận động

Ngồi cả ngày ở bàn làm việc có thể khiến bạn cảm thấy bí bách. "Ngồi một chỗ không chỉ làm giảm năng lượng mà còn cản trở mong muốn hoạt động của bạn", Scott Weiss, chuyên gia vật lý trị liệu tại New York (Mỹ) nói.

Để tránh tình trạng ngồi lì một chỗ, bạn cần cố gắng duy trì các hoạt động cơ bản, dù đang trong giai đoạn hồi phục sau chấn thương

8. Cơ thể mất nước

Đối với cơ thể con người, trung bình có khoảng 50-65% là nước. Một số bộ phận của cơ thể chúng ta như não, tim và phổi chứa hơn 70% nước. Điều này có nghĩa là mất nước có thể làm giảm năng lượng cơ thể của bạn.

Mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy bạn bị mất nước. Trong một cuộc khảo sát của 300 bác sĩ ở Anh, 1 trong 5 bệnh nhân đến gặp bác sĩ vì các triệu chứng như mệt mỏi, kiệt sức chỉ đơn giản là do không uống đủ nước.

Hãy uống 8 ly nước mỗi ngày cho sức khỏe của bạn, bao gồm nước có nguồn gốc thực phẩm và hoa quả. Cơ thể bạn cần nhiều nước hơn nữa nếu bạn tập thể dục nhiều hoặc với thời tiết khắc nghiệt. Tăng cảm giác muốn uống nước của bạn bằng cách hãy mua một cái ly thật đẹp, thật hấp dẫn và để trước mặt thưởng thức nó hàng ngày.

9. Bạn quá bận rộn

Tôi đã làm việc với nhiều khách hàng, đặc biệt là những bà mẹ và họ tự hỏi rằng tại sao lúc nào mình cũng mệt mỏi như vậy. Khi tôi yêu cầu kể về một ngày của mình thì họ cho biết: "6 giờ thức dậy, tập thể dục, đưa các con tới trường, làm việc, đón con về, ăn tối, làm việc nhà, tắm và cho các con đi ngủ sau đó thì lại tiếp tục làm việc sau khi những đứa trẻ đã ngủ.

10. Các vấn đề khác

Nếu không phải vì những lý do ở trên, khi bạn ngủ đủ giấc mà bạn vẫn thấy mệt mỏi thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Ngoài những nguyên nhân đã nhắc tới, nó có thể do tác dụng phụ của thuốc và các vấn đề sức khỏe khác bao gồm rối loạn tuyến giáp, tuyến thượng thận, thiếu máu và ngưng thở khi ngủ.

Tác giả:

Tin nên đọc