1. Trái cây và rau củ có vỏ ăn được
Nếu nhìn thấy trái cây và rau củ có vỏ ăn được sạch và bóng, điều đó không có nghĩa là bạn không cần rửa chúng. Ngược lại, bạn luôn luôn phải làm sạch các thực phẩm này bằng nước sạch, tuyệt đối không sử dụng xà phòng. Sau đó, chỉ cần làm khô chúng bằng khăn giấy sạch là có thể ăn được.
2. Trứng
Có thể nhiều người chưa biết rằng trên vỏ trứng một lớp chất đặc biệt, chất này có tác dụng bảo vệ trứng khỏi sự nhiễm bẩn của vi khuẩn. Khi rửa với nước lớp bảo vệ này sẽ bị phá vỡ, chính vì thế bạn không nên rửa mà thay vào đó là lau khô.
3. Thịt gà
Vi khuẩn trên thịt gà sống rất nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là vi khuẩn salmonella. Nhiều người nghĩ rằng rửa gà trước khi nấu sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn nhưng sự thật không phải vậy. Khi rửa gà, nước bạn sử dụng giúp vi khuẩn lây lan đến tay và bồn rửa bát.Nếu muốn an toàn cách tốt nhất là đun sôi thịt gà 2 lần, sau khi nước sôi lần 1 thì thay nước mới, tiếp tục đun sôi 100 độ C.
4. Mì ống
Rửa mì ống không phải là một ý tưởng hay để làm sạch nó. Các đầu bếp nghĩ rằng, làm sạch mì ống với nước sẽ khiến lớp tinh bột bị loại bỏ, làm giảm khả năng hấp thụ nước sốt của món ăn. Bạn có thể rửa mì ống trong trường hợp muốn dùng nó làm một loại salad hoặc chế biến món xào.
5. Thịt tươi
Cũng giống như thịt gà thịt tươi như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, thịt dê cũng không nên được rửa với nước. Chỉ có thể dùng nhiệt độ cao để loại bỏ hết những vi khuẩn gây hại.
Trước khi nấu, có thể dùng khăn để loại bỏ nước trên bề mặt thịt. Sau đó dùng xà phòng rửa tay kỹ càng trước khi bắt đầu chế biến thức ăn.
6. Các loại hải sản có vỏ
Hải sản là thực phẩm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng nên được các chị em nội trợ rất yêu thích. Tuy nhiên, hải sản cũng rất khó để vệ sinh triệt để, đặc biệt là những loại động vật có vỏ như cua, sò, ốc, hến…
Nhiều người thường mua loại thực phẩm này về và vệ sinh bằng cách rửa qua sau đó luộc trong nước sôi một lúc lâu. Nhưng đây là cách làm hoàn toàn sai lầm, bởi các loại động vật có vỏ này thường bám rất nhiều chất bẩn ở bên trong. Luộc nước sôi không chỉ không loại bỏ được các chất bẩn này mà còn khiến chúng bám chặt vào phần thịt hải sản.
Cách làm sạch hải sản đúng:
– Đối với cua, trước tiên ta dùng nước muối rửa vỏ ngoài, sau đó đem chúng ngâm vào nước muối loãng. Khi bị ngâm như vậy, cua sẽ tự động “nhả” ra các chất bẩn trong dạ dày. Sau đó, ta tiếp tục đổi nước nhiều lần cho tới khi nước không còn đục.
– Với sò, ốc, hến… ta có thể ngâm chúng trong nước khoảng 2-3 tiếng đồng hồ, thả vào nước một vật bằng kim loại như dao, thìa sắt… chúng sẽ tự đổng nhả bùn, cát và các chất bẩn ra. Sau đó, rửa sạch nhiều lần bằng nước cho đến khi nước trong.
7. Nấm
Bạn không nên ngâm nấm trong một thời gian dài hoặc rửa chúng quá lâu bằng nước. Nấm hấp thụ nước rất tốt. Tốt nhất, bạn nên rửa sạch nấm thật nhanh và lau khô bằng khăn giấy. Đặc biệt, bạn chỉ nên rửa nấm trước khi nấu. Nếu không, chúng sẽ nhanh hỏng và mất độ đàn hồi.
8. Đồ hộp
Vi khuẩn không thể vào bên trong thực phẩm nhờ vào nắp đồ hộp. Nhưng nếu bạn không rửa bên ngoài vỏ đồ hộp trước khi mở, chắc chắn sẽ có một lượng vi khuẩn đáng kể xâm nhập vào thực phẩm.
9. Trái cây và rau củ có vỏ không ăn được
Cho dù chúng ta có thể bóc và loại bỏ vỏ của những thực phẩm này, thì vi khuẩn từ da cũng hoàn toàn có thể lây lan vào phần ăn được. Đó là lý do tại sao, bạn luôn cần rửa sạch chuối, dưa hấu, cam và các loại trái cây, rau củ có vỏ khác trước khi ăn, dù bạn không hề tiêu thụ vỏ của chúng.
10. Các loại hạt
Bạn nên rửa các loại hạt trước khi sử dụng, ngay cả khi chúng đã được bóc vỏ. Bởi chúng ta không bao giờ biết chắc chắn về cách chúng được lưu giữ và vận chuyển. Ngoài ra, rửa sạch hạt sẽ giúp loại bỏ axit phytic, một loại chất được sử dụng để bảo vệ hạt khỏi kí sinh trùng, nhưng nó cũng có thể gây hại cho cơ thể con người.
11. Hoa quả sấy khô
Loại thực phẩm này được xem là một trong những loại bẩn nhất. Điều này đặc biệt đúng với những loại quả được bán theo trọng lượng. Ngay cả khi mua trái cây sấy khô được đóng gói nhãn mác đẹp, bạn cũng cần phải rửa, thậm chí ngâm nó vài giờ trước khi ăn.
Sau khi đọc bài viết trên, bạn phát hiện mình đã mắc bao nhiêu lỗi trong thói quen làm sạch thực phẩm trước khi sử dụng và chế biến. Nếu có, hãy thay đổi ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Tác giả: