2 tuổi trồng lưỡi hổ chỉ tổ mất tiền, 2 mệnh khác trồng cây nhân đôi lộc lá, là tuổi nào- mệnh nào?

( PHUNUTODAY ) - Trồng cây lưỡi hổ không phải ai cũng phát tài, đặc biệt là 2 tuổi và mệnh sau sẽ gặp vận xui, tiền bạc khó khăn. Ngược lại, 2 mệnh khác nếu trồng cây này sẽ thu hút tài lộc, nhân đôi may mắn và thịnh vượng trong cuộc sống.

Mệnh Kim, mệnh Thổ đón lộc vào nhà

Lưỡi hổ có tới 70 loài khác nhau nhưng lại mang một đặc điểm chung nhất là lá có màu xanh, viền vàng, sọc trắng. Vì thế, trồng cây lưỡi hổ cực kỳ hợp với hai bản mệnh sau đây:

Xem phong thuỷ trồng cây lưỡi hổ hợp mệnh giàu nhanh

Mệnh Thổ

Trong 5 mệnh, Kim – Mộc – Thổ – Thủy – Hỏa thì mệnh Thổ có màu sắc bản mệnh chủ đạo là Vàng. Vì thế, cây lưỡi hổ chính là loài cây phong thủy cho người mệnh Mộc. Đặc biệt, nếu biết chọn trồng các loại cây có lá viền màu vàng hoặc lưỡi hổ vàng thì sẽ càng tốt cho gia chủ.

Trong đó, loài lưỡi hổ vàng cực kỳ ấn tượng và nổi bật với những chiếc lá mang màu vàng chủ đạo. Phần giữa lá lại được điểm xuyến với một dải màu xanh sẫm đặc trưng. Còn lưỡi hổ viền vàng lại mang một vẻ đẹp riêng biệt là những chiếc lá màu xanh nhưng viền được điểm tô bằng màu vàng sặc sỡ.

Bằng việc dùng màu chủ đạo thiên về bản mệnh này, chắc chắn cây lưỡi hổ sẽ là một “lá bùa hộ mệnh không thể thiếu. Chúng giúp gia chủ mệnh Thổ xua đuổi mọi xui rủi, đồng thời phát huy vận thế tốt. Nhờ đó mà cả cuộc sống lẫn sự nghiệp đều thuận lợi, hanh thông, tài chính dư giả.

Bảng năm sinh, tuổi thuộc mệnh Thổ:

Tuổi Năm sinh
Mậu Dần 1938, 1998
Kỷ Mão 1939, 1999
Bính Tuất 1946, 2006
Đinh Hợi 1947, 2007
Canh Tý 1960, 2020
Tân Sửu 1961, 2021
Mậu Thân 1968, 2028
Kỷ Dậu 1969, 2029
Bính Thìn 1976, 2036
Đinh Tỵ 1977, 2037
Canh Ngọ 1930, 1990
Tân Mùi 1931, 1991

Mệnh Kim

Nếu bạn đang thắc mắc thì bên cạnh mệnh Thổ, mệnh Kim chính là lời giải đáp thứ hai. Bởi màu trắng và vàng chính là hai màu đặc trưng cho bản mệnh này. Vậy nên, lưỡi hổ cũng chính là loài cây phong thủy hay vật phẩm may mắn cho mệnh Kim.

Bên cạnh đó, mệnh Kim vốn tượng trưng cho kim khí hay kim loại thể rắn. Vì thế, tính cách của họ thường rắn rỏi, kiên định, quyết đoán và không ngừng nỗ lực, đi lên để đạt được mục đích.

Trong khi, lưỡi hổ lại có lá cây mọc thẳng đứng trông như những lưỡi dao sắc nhọn cũng thể hiện ý nghĩa của sự quyết đoán, ý chí vươn lên, tiến thủ của con người. Do đó, người mệnh Kim trồng cây lưỡi hổ sẽ như là một món vật tương sinh, tạo ra nguồn năng lượng tốt.

Nhìn chung, cây lưỡi hổ hợp mệnh Kim, giúp bảo vệ và mang lại sự bình an, xua đuổi bệnh tật và những điều không may mắn. Đồng thời, cây giúp gia chủ tăng tài lộc, tạo thế vận khí tốt, đạt được những thành công như ý.

Bảng năm sinh, tuổi thuộc mệnh Kim:

Tuổi Năm sinh
Canh Thìn 2000
Tân Tỵ 2001
Quý Dậu 1993
Nhâm Thân 1992
Giáp Tý 1984, 2026
Ất Sửu 1985, 1925
Canh Tuất 1970
Tân Hợi 1971
Quý Mão 1963, 2023
Nhâm Dần 1962, 2022
Ất Mùi 1955, 2015
Giáp Ngọ 1954, 2014

Người mệnh Hỏa, Mộc không dùng cây lưỡi hổ, người mệnh Thủy cân nhắc

Trong văn hóa và quan niệm dân gian phương Đông, cây lưỡi hổ là cây cảnh - cũng là cây phong thủy có thể xua đuổi xui xẻo, giúp mang lại may mắn, bình an, tăng tài lộc cho gia chủ.

Ở Việt Nam, người xưa đã biết cây lưỡi hổ giúp thanh lọc không khí, cải thiện năng lượng, giúp cân bằng cho nhà ở, tăng cường tinh thần, sức khỏe cho mọi người trong nhà, xua đuổi năng lượng xấu, xui rủi…

Theo phong thủy, lá cây lưỡi hổ mọc thẳng tưng - tượng trưng cho lòng quyết tâm, ý chí tiến về phía trước. Dáng cây uy nghiêm - là biểu tượng của quyền lực, danh vọng. Đồng thời, khi cây lưỡi hổ ra hoa được coi là điềm báo tốt lành, nhiều thuận lợi may mắn trong công việc, tài chính, thành công, thịnh vượng, hạnh phúc… cho gia chủ cả năm.

Người mệnh Hỏa không dùng cây lưỡi hổ

Nhưng người mệnh Hỏa không dùng được cây lưỡi hổ. Người mệnh Thủy khi dùng phải cân nhắc. Cụ thể:

Lý do là Hỏa tương khắc với Kim. Cây lưỡi hổ có lá xanh sẫm, vân chủ đạo màu vàng (hoặc trắng) - thuộc ngũ hành Kim và Thổ. Vì thế, người mệnh Hoả kị với các màu trắng, vàng - không nên trồng cây lưỡi hổ để tránh ngũ hành xung khắc mà cản trở, ảnh hưởng tới tài lộc, vận khí tốt.

Người mệnh Thủy cũng phải cân nhắc với cây lưỡi hổ màu chủ đạo vàng - bởi Thổ kị Thủy. Nếu đặt cây lưỡi hổ trong nhà, cửa hàng, văn phòng thì may mắn, tài lộc sẽ bị phân tán.

Người mệnh Thủy có thể trồng cây lưỡi hổ Thái lá ngắn hơn, bề mặt rộng và dày hơn, phiến lá nhọn nhưng màu như phủ một lớp sáp bạc khá ấn tượng, nhỏ xinh cũng được xếp vào hành Kim - nên người mệnh Thủy có thể trồng cây này giúp hóa giải năng lượng xấu, thu hút quý nhân trợ giúp, thanh lọc không gian hiệu quả.

Người mệnh Mộc không dùng cây lưỡi hổ trắng

Màu lá cây lưỡi hổ cũng khắc người mệnh Mộc. Cho nên, người mệnh Mộc nên chọn những loại cây phong thủy có màu xanh bản mệnh để hút vận may và thăng tiến trong cuộc sống.

2 vị trí không nên đặt cây lưỡi hổ vì mất may mắn tài lộc

1. Phòng tắm 

Một số người cho rằng, cây lưỡi hổ lọc sạch không khí nên đặt trong phòng tắm để khử hôi - việc này có thể được với phòng tắm đủ ánh sáng, thông gió tốt.

Ngược lại, đặt cây lưỡi hổ vào phòng tắm tối và ẩm thấp, nhiều bụi bẩn, vi khuẩn là không phù hợp, còn khiến cây bị thối rễ, nấm mốc, không tốt cho phong thủy.

Tránh đặt cây lưỡi hổ ở những vị trí đại kị

2. Cây lưỡi hổ không đặt ở cửa ra vào và đối diện cửa ra vào

Cây lưỡi hổ may mắn, nếu đặt ở cửa ra vào sẽ cản đường tiền tài vào mà chỉ có thể hút tài lộc và may mắn tụ vào cửa, lâu dài ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn của gia chủ.

Vì cây lưỡi hổ nhiều ý nghĩa phong thủy tốt, nên người có mệnh ngũ hành khác, tuổi con giáp khác vẫn có thể trồng làm cảnh, phong thủy thuần túy. Nhưng nên chọn màu sắc phù hợp, tránh kị ngũ hành và tuổi con giáp.

* Thông tin trong bài chỉ có mang tính tham khảo.

Tác giả: Mộc