2 yếu tố giúp tăng lương hưu năm 2024, là những yếu tố nào?

( PHUNUTODAY ) - Theo quy định hiện hành, lương hưu của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Do đó, nếu lương của người lao động tăng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn và lương hưu sẽ tăng theo.

Tăng theo chỉ số giá tiêu dùng

Lương hưu không phải mức cố định tại thời điểm nghỉ hưu mà định kỳ được điều chỉnh tăng theo chỉ số giá tiêu dùng. Mục đích việc điều chỉnh liên tục để đảm bảo cuộc sống của người lao động khi về già.

Hằng năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều ban hành thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH để tính lương hưu.

Tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm sau khi nhân với mức điều chỉnh sẽ cao hơn mức thực tế mà người lao động đã đóng. Tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH cao hơn thì lương hưu của người lao động sẽ tăng theo.

Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH năm 2024 được quy định tại Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH ban hành vào ngày 29/12/2023. Theo đó, mức điều chỉnh tiền lương đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu cho người tham gia BHXH bắt buộc như sau:

Còn với người tham gia BHXH tự nguyện, mức điều chỉnh thu nhập tháng đóng BHXH để làm căn cứ tính lương hưu như sau.

Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 28/2 và mức điều chỉnh trên áp dụng từ ngày 1/1.

Tăng theo tiền lương

Theo quy định hiện hành, lương hưu của người lao động tham gia BHXH bắt buộc được tính dựa trên số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Do đó, nếu lương của người lao động tăng thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cao hơn và lương hưu sẽ tăng theo. Trong năm 2024, người lao động khu vực trong và ngoài nhà nước (hai nhóm lao động chính tham gia BHXH bắt buộc) đều được tăng lương từ ngày 1/7.

Ở khu vực nhà nước, Nghị quyết 104/2023/QH15 của Quốc hội đã thống nhất thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 từ ngày 1/7.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thiết kế theo cơ cấu mới. Mục tiêu cải cách tiền lương là đảm bảo lương công chức thấp nhất phải cao hơn lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Chính phủ đang xây dựng bảng lương chi tiết để thực hiện dựa trên nguyên tắc mức lương từ ngày 1/7 sẽ cao hơn hiện hành.

Ở khu vực ngoài nhà nước, Hội đồng tiền lương quốc gia cũng đã chính thức khuyến nghị với Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 từ ngày 1/7.

Mức tăng lương tối thiểu vùng được hội đồng đề xuất là 6%, tương ứng tăng 200.000-280.000 đồng. Cụ thể, lương vùng 1 là 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu; vùng 3 là 3,86 triệu và vùng 4 là 3,45 triệu đồng.

Mức lương tối thiểu giờ cũng tăng 6% từ ngày 1/7. Cụ thể, vùng 1 là 23.800 đồng/giờ; vùng 2 là 21.200 đồng/giờ; vùng 3 là 18.600 đồng/giờ; vùng 4 là 16.600 đồng/giờ.

Tác giả: Mộc