1. Lời nói dễ dãi
Cóc, nhái cả ngày đều kêu ra rả không ngừng, nhưng chẳng ai để tâm. Sử tử chỉ cần gầm một tiếng, cả khu rừng đều phải nể sợ. Người thông minh luôn biết khi nào nên nói, khi nào không, họ luôn ý thức được sức mạnh của ngôn từ. Người ngu dại chuyện gì cũng xen vào bình phẩm, bàn luận, thậm chí là những bí mật sâu kín của người khác.
Cuộc sống có 2 thứ không thể lấy lại được: thời gian và lời nói. Một khi đã nói ra sẽ không thể vãn hồi. Vội vàng hứa hẹn nếu không thể giữ lời sẽ thành mất chữ tín. Vội vã chì chiết người khác không suy nghĩ, sẽ phạm ác nghiệp, thậm chí giết chết một mạng người.
2. Lời nói ngông cuồng
Cố nhân răn dạy: “Làm người đừng nói năng ngông cuồng, kẻo nghiệp dày, rơi vào bể khổ triền miên.” Người ngu dại chỉ vừa đạt được một chút thành tựu, đã ba hoa như thể vừa xây được 7 tòa tháp. Người khôn ngoan dù đã đứng trên vạn người khác, cũng ẩn dật xem bản thân là kẻ cơ hàn. Người thông minh luôn biết thu mình giữ thế. Người kém cỏi luôn khoác loác, tô vẽ quá mức về bản thân.
Trên đời này, núi cao còn có núi khác cao hơn. Người quân tử luôn thủ thế, tìm kiếm và chinh phục những ngọn núi lớn. Trong khi đó, kẻ tiểu nhân cứ ngỡ đứng trên đồi là đủ tầm nhìn để thông tường mọi chuyện, có quyền chỉ trách và lăng mạ người khác.
3. Lời nói ác độc
Chuyện xưa kể: có người thương gia giàu có đến ở trọ nhà một bà lão nghèo hèn, vì trời đã tối, chẳng thể kiếm được chỗ nghỉ chân nào khác. Sáng hôm sau, gà còn chưa gáy, bà lão đã ra ngoài lo chuyện đồng áng. Gã thương gia nọ nhân lúc đó chuồn khỏi mà không trả tiền. Bà lão vội vã đi tìm, khi gặp được, gã chẳng những không xấu hổ mà còn buông lời trách cứ, khinh thường thân phận chân lấm tay bùn của cụ già.
Ở đời, lời nói gió bay, nhưng nghiệp chướng vẫn còn ở lại. Mọi tai họa cũng đều do miệng mà ra. Nói lời độc ác, lòng chẳng thể thành tịnh. Nói câu oán thù sẽ sinh ra ân oán chẳng thể nào xóa bỏ. Gươm giáo có thể gây ra nỗi đau thể xác. Nhưng một lời nói độc địa có thể giết chết nhân phẩm, thậm chí cướp đi sinh mạng của chúng sinh.
Tác giả: