3 thủ thuật Đắc Nhân Tâm giúp bạn đi tới đâu cũng được quý nhân soi sáng, vạn người quý mến

( PHUNUTODAY ) - Muốn được quý nhân soi sáng, vạn người ngưỡng mộ, đơn giản bạn chỉ cần nhớ 3 thủ thuật nhỏ này.

3 thủ thuật khiến bạn được yêu thương, ngưỡng mộ

Biết cách lắng nghe

Dale Carnegie từng nói: “Nếu bạn hy vọng trở thành một người giỏi nói chuyện thì trước tiên hãy là một người biết chú ý lắng nghe”. Ngạn ngữ phương Tây cũng có câu: “Dùng thời gian 10 giây để nói, dùng thời gian 10 phút để nghe”. Điều đó chứng minh rằng, trong giao tiếp giữa người với người thì “nghe” và biết lắng nghe giữ một vị trí vô cùng quan trọng. 

Người thành công, chắc chắn trước hết phải là một người biết lắng nghe. 

Bởi, bạn, tôi, tất cả chúng ta đều có hàng tá vấn đề muốn được chia sẻ, ai cũng thích được bộc lộ quan điểm, được nói lên tiếng nói, suy nghĩ của mình. Chuyện bạn nên làm là ngồi im một chỗ và lắng nghe. Tin tôi đi, vài ba câu chuyện nhỏ cũng có thể hé mở về suy niệm sống của một người. Và biết đâu, bạn sẽ học hỏi, tiếp thu được nhiều điều thú vị, hay ho từ thái độ biết lắng nghe, học hỏi của mình. Chắc chắn không đi đâu mà thiệt!

Giá trị của lời khen 

Những người thành công biết dùng nụ cười, lời khen biểu lộ sự thân thiết để khuyến khích, khẳng định giá trị của người khác và rất ít khi nói những câu chán nản. Biêt cách khen ngợi, phát huy sức mạnh của lời khen ngợi đúng lúc và chân tình chính là thể hiện sự tôn trọng người khác một cách tinh tế nhất. Biết cách đưa ra lời khen chân tình là kỹ năng giao tiếp cần thiết mà ai cũng cần. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ khen ngợi và tâng bốc, kẻo bạn tự biến mình trở thành một kẻ xu nịnh vô lối. 

Ai cũng có một điểm mạnh gì đó để bạn có thể khen ngợi. Một mái tóc, một khuôn mặt, một chiếc áo, quần mới cho tới tính cách, hành động của người đó. Những lời khen sẽ giúp đối phương thoải mái trước bạn hơn. Hãy sử dụng và tận dụng lời khen đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng thời điểm.. một cách chân thành và thông minh.

Đối đãi chân thành

Người ta cho rằng một sự thật xấu xí còn hơn một điều dối trá tốt đẹp. Người có lối sống chân thành bao giờ cũng tạo một sức hấp dẫn với người khác, bởi bản chất con người là luôn hướng về sự thật, về chân lý.

Người chân thành luôn có sức mạnh tạo ra sự tin cậy quanh họ, là chỗ dựa tinh thần ấm áp của bạn bè và người thân. Sống bên những người chân thành ta cảm thấy yên tâm, thanh thản vì không phải đề phòng hay dò xét, dè dặt, hoài nghi, sợ bị trở mặt hay gặp sự thật phũ phàng, đen tối.

Đối xử chân thành không phải chỉ được thể hiện trong lời nói mà nó phải được bắt rễ sâu xa từ trong một tấm lòng chân thành, với tình cảm thực sự thì mới có sức thuyết phục người khác. Mọi sự chân thành đều phải được thể hiện trong sự tế nhị, tôn trọng, đôn hậu và có văn hóa , nếu không sự chân thành cũng dễ trở thành thô thiển và khó chấp nhận. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa khôn ngoan thực sự với sự tinh khôn hoặc khôn ranh, những kẻ chỉ ''khôn" để cầu lợi.

Hãy nhớ, sự chân thành bao giờ cũng là điều được mọi người ưa chuộng nhất trong cuộc sống. Chân thành chính là đỉnh cao ứng xử, là sự khôn ngoan cao cấp mà mỗi chúng ta nên học hỏi và ứng dụng.

“Lắng nghe” là trí tuệ của người thông thấu nhân sinh

Người có thể lắng nghe là người kiên nhẫn, đã có thể buông bỏ được cái tôi lớn lao của bản thân, nguyện ý đặt người khác lên trên mình. Trái lại, người không có khả năng lắng nghe thông thường đều xem thường người khác, cậy mạnh lấn yếu, không có khả năng nhẫn nại. Xưa nay, lời thật thường khó nghe, nên chỉ người khoan dung độ lượng mới có thể nhận ra lợi ích của việc lắng nghe.

Trong lịch sử các đời Hoàng đế đều có các Ngôn quan, Gián quan. Những người này đều phải thực sự biết lắng nghe để phân biệt rõ tốt xấu, phải trái từ đó có lời khuyên can bậc quân vương. Xưa nay, minh quân biết lắng nghe lời can gián của trọng thần, hỏi có được mấy người?

Hoàng đế nhà Đường, Đường Thái Tông tuyển người hiền đức làm Gián quan, dùng nhân từ cai quản thống trị thiên hạ, vui mừng khi nghe được những lời góp ý, luôn tự suy xét lại bản thân, khoan dung rộng lượng, lắng nghe lòng dân nên mới giúp Đường triều đi lên sự thịnh thế. Hoàng đế Khang Hy cũng như vậy nên mới tạo ra thời đại “Khang kiền thịnh thế”.

Nhìn lại lịch sử có thể thấy, các vị Quân chủ nổi dang sáng lập đế nghiệp huy hoàng hay khai sáng thịnh thế đều là những vị Quân vương biết lắng nghe, kính trời kính đất và Thần linh. Không những thế, họ tuy ở trên vạn người nhưng lại luôn khiêm cung, nhường nhịn, lo cho dân, lắng nghe lòng dân, thuận thiên hành đạo. Họ dùng chính hành vi, lời nói, đạo đức của bản thân để làm gương cho dân chúng, vì thế mà quốc thái dân an.

Không chỉ những bậc Quân chủ xưa biết lắng nghe mà được thiên hạ, mà các nhà lãnh đạo tài tình trên thế giới cũng đều là những người biết lắng nghe, nghe nhiều hơn nói.

Tác giả:

Tin nên đọc