Khi bạn theo đuổi đam mê của mình
Nếu bạn có đam mê, đừng ngại ngần việc theo đuổi nó. Dù bạn không kiếm được nhiều tiền, hay bị người khác đánh giá là ngu ngốc. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và xấu hổ khi bị đánh giá là kẻ mơ mộng. Để chấm dứt chủ đề, bạn sẵn sàng nói xin lỗi thay vì bảo vệ quan điểm của mình.
Thế nhưng, lời xin lỗi không cần thiết chẳng khác nào một lời nịnh nọt, khiến bạn trở nên thiếu tự tin và bị xem thường mà thôi.
Khi người khác kỳ vọng quá cao
Khi được kỳ vọng quá cao, nhiều người quyết định nói xin lỗi để tránh xảy ra mâu thuẫn không đáng có. Thế nhưng, dù lời xin lỗi có thể giúp bạn phòng tránh mâu thuẫn, nhưng lại tác động tiêu cực đến cảm xúc của bạn. Vốn dĩ, lời xin lỗi trong hoàn cảnh này là không cần thiết, thậm chí, còn có thể nâng cao lòng tự trọng.
Chẳng hạn, khi ai đó nói với bạn "Tôi cứ nghĩ bạn sẽ làm việc đó", bạn không nên xin lỗi và không cần thấy áy náy khi không thể đáp ứng được kỳ vọng của đối phương.
Khi bạn nói sự thật
Nếu bạn nói sự thật, bạn không cần phải xin lỗi. Theo các nhà tâm lý học, lợi ích của việc trung thực luôn chiếm ưu thế so với việc cố gắng không làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Dù cuộc sống có những sự thật vô cùng trần trụi, thế nhưng, thà đối mặt còn hơn đắm chìm trong những lời nói dối ngọt ngào, đầy nanh độc nguy hiểm.
Khi nói sự thật, tôi xin lỗi”, thay vào đó hãy sử dụng các cụm từ như “tôi nghĩ là” hay “hay theo ý kiến của tôi”. Điều này sẽ sẽ giúp lời nói của bạn trở nên có giá trị hơn.
Tác giả: