Các trường hợp thu hồi thẻ bảo hiểm y tế
- Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm, người nộp danh sách đề nghị tham gia hoặc người tiếp nhận hồ sơ, thực hiện quản lý cấp thẻ là nững chủ thể có thể gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Trong trường hợp này, các hành vi gian lận tương đối đa dạng, chẳng hạn như khai báo gian dối các thông tin của người đề nghị tham gia bảo hiểm y tế, thêm, giảm số lượng người tham gia bảo hiểm y tế để trục lợi,…
- Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế
Đối với người tham gia bảo hiểm y tế không tiếp tục đóng hoặc tham gia bảo hiểm y tế hoặc không còn thuộc các trường hợp được tham gia bảo hiểm (đã chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, chấm dứt hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội, quá 06 tuổi,…) thì bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế nhằm tránh các hành vi gian lận để được hưởng bảo hiểm y tế.
- Cấp trùng thẻ bảo hiểm
Là trường hợp cơ quan bảo hiểm y tế có sự nhầm lẫn, sai sót trong việc cấp bảo hiểm y tế dẫn đến việc một người có nhiều hơn 02 thẻ bảo hiểm có cùng giá trị sử dụng trùng nhau. Trường hợp này, chỉ có 01 thẻ được giữ lại, các thẻ bảo hiểm y tế còn lại sẽ bị thu hồi.
2. Trường hợp tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
Theo khoản 2 Điều 20 Luật này quy định trường hợp tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế khi “Người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác.”
Đây được coi là một trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế vi phạm quy định về bảo hiểm y tế (và bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này). Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật. Theo đó, mức xử phạt đối với đối với người cho người khác sử dụng thẻ bảo hiểm để khám, chữa bệnh được quy định tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 84. Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
Như vậy, ngoài việc bị xử phạt tiền, người cho người khác sửa dụng thẻ bảo hiểm y tế để khám, chữa bệnh buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
Tác giả: Min Min
-
Đối tượng không được đăng ký xe sau ngày 15/8, nộp hồ sơ cũng bị trả về
-
Người sinh trúng 3 năm này bắt buộc đổi CCCD gắn chip trong năm 2024 để không bị phạt
-
Đối tượng duy nhất ở Việt Nam được cấp CCCD gắn chip vô thời hạn, sử dụng suốt đời
-
Nhân viên ngân hàng tiết lộ: Gửi tiền đừng chọn kì hạn 6 tháng hay 1 năm: Muốn nhận lãi cao chọn cách này
-
Lý do người dân nên nhanh chân làm Sổ đỏ trước năm 2025