3 vị hoàng đế chung thủy nhất Trung Hoa: Người đầu tiên thà phụ giang sơn chứ quyết không bỏ mỹ nhân

( PHUNUTODAY ) - Đừng nghĩ đế vương là những người vô tình nhất thiên hạ. Những vị sau, dù đứng trên ngôi cửu ngũ chí tôn, vẫn không thể qua ải mỹ nhân, cả đời chung thủy với một người.

Vị vua đầu tiên: Thà bỏ giang sơn chứ không phụ mỹ nhân

Hoàng Thái Cực (1592-1643), người tộc Mãn Châu, họ là Ái Tân Giác La, là vị Hoàng đế thứ 2 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Năm 1626, Hoàng Thái Cực kế vị ngai vàng. Không chỉ đi vào lịch sử là một đức minh quân sáng suốt, ông còn khiến hậu thế không thôi thổn thức vì tấm lòng thủy chung son sắt, thà bỏ giang sơn chứ quyết không phụ mỹ nhân. Người phụ nữ ấy chính là Hải Lan Châu - cháu gái của Hiếu Đoan Văn hoàng hậu.

Vốn xinh đẹp, lại nhiều tài nghệ, nên Hải Lan Châu mong chóng nhận được sự sủng ái của Hoàng đế và được phong làm Thần Phi, đứng vị trí thứ 2 trong hậu cung, dù nhập cung muộn nhất. Về sau, Hải Lan Châu sinh được Bát A Ca. Hoàng Thái Cực rất đối vui mừng, lập tức tấn phong làm thái tử. Nhưng chưa đầy hai tuổi, thái tử đã đã chết yểu. Hải Lan Châu đau buồn sinh bệnh nặng.

Lịch sử kể lại, khi Thần Phi sắp trút hơi thở cuối cùng, Hoàng Thái Cực chấp nhận mang tiếng hôn quân, sẵn sàng bỏ lại thế trận Ninh Viễn căng thẳng như lửa đốt, để về nhìn mặt Hải Lan Châu lần cuối, nhưng không kịp. Sau cái chết của Hải Lân Châu, Hoàng Thái Cực tiều tụy trông thấy, chưa đầy 2 năm thì qua đời. 

Vị vua thứ 2: Dù hoàng hậu đã qua đời, vẫn chui vào quan tài nhiều ngày trời

Chiêu Văn đế Mộ Dung Hy là một hoàng đế của nước Hậu Yên trong lịch sử Trung Quốc. Năm 402, sau khi tại vị được 1 năm, thì 2 cô con gái của Phù Duẫn là Phù Tung Nga cùng Phù Huấn Anh cùng nhập cung. Cả hai đều sở hữu nhan sắc hơn người. Nhưng trái tim của Mộ Dung Hy lại trao trọn cho người em Phù Huấn Anh. Ngài tấn phong làm Hoàng hậu, sủng hạnh hết mực. Thậm chí còn cho xây dựng Thừa Hoa điện dành riêng cho bà. Mọi chuyện chính sự lớn nhỏ đều hỏi qua ý kiến bà. 

Mộ Dung Hy si mê Phù Hoàng hậu, không nỡ cách xa nửa bước, thậm chí hành quân chinh chiến cũng phải dẫn bà theo cùng. Ngài muốn đánh Khiết Đan nhưng quân Khiết Đan nhưng e ngại quân địch mạnh nên lui binh. Tuy nhiên Phù hoàng hậu muốn tiến đánh để tận mắt xem cảnh đánh trận. Mô Dung Hy đồng ý, cuối cùng đại bại, binh lính chết nhiều vô số.

Được sủng ái như vậy, nhưng Phù Hoàng Hậu lại yểu mạng, qua đời khi vẫn còn rất trẻ.  Ngày bà mất, Mộ Dung Hy đau khổ, khóc thước đến ngất lịm. Khi chuẩn bị đậy nắp quan tài, ngài ôm chặt lấy thân xác Phù Hoàng hậu không muốn chia lìa, dù cho đã thối rữa.

Thậm chí còn nằm bên cạnh suốt nhiều ngày liền. Vì quá đau buồn, Mộ Dung Hy bỏ bê triều chính, khiến đại tướng Cao Vân, Phùng Bạt đã lên kế hoạch tạo phản. Kết cục, Mộ Dung Hy bị bắt giam và xử tử hình, đặt dấu chấm hết cho nhà Hậu Yên.

Vị vua cuối cùng: Hậu cung chỉ độc tôn một vị hoàng hậu

Minh Hiếu Tông (1470 – 1505), tên thật là Chu Hựu Đường, là vị hoàng đế thứ 10 của nhà Minh. Không chỉ lưu danh sử sách với nhiều chính sách cải cách tiến bộ, ông còn nổi tiếng là một vị vua có hiếu, người chồng thủy chung, khi hậu cung chỉ độc tôn duy nhất một phi tần, chính là Hiếu Thành Kính Hoàng hậu Trương thị. Bà trở thành thê tử của ông vào năm 1487, khi ngài vẫn còn là Hoàng thái tử. 

Hai người sống với nhau hòa thuận, chân tình và bình dị nhưng những cặp phu phụ bình thường chốn nhân gian. Bất chấp những tấu chương cầu khẩn nhà vua nạp phi, khai chi tán diệp cho hoàng thất, nhưng ngài đều gạt đi, một lòng một dạ thủy chung với Trương Hoàng hậu. Một lần, Trương hoàng hậu bị sưng miệng, nhà vua đã tự tay bưng nước, truyền thuốc cho bà. Thậm chí, lúc đó đức vua đang nhiễm phong hàn, ngài cũng không dám ho vì sợ làm bà lo lắng.

Đế - Hậu sống với nhau cuộc đời hạnh phúc như vậy mãi cho đến khi nhà vua trút hơi thở cuối cùng. Trương Hoàng hậu, có lẽ vì quá đau buồn, vài năm sau cũng tạ thế. 

Tác giả:

Tin nên đọc