1. Lùi bước trước khó khăn
Đổ vỡ một mối quan hệ, bị sa thải, đầu tư thất bại… đó đều là những việc có thể xảy ra ở tuổi 20. Nhưng thay vì từ bỏ, bạn nên suy nghĩ xem tại sao mình thất bại và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
2. Mất kiên nhẫn
Bạn không nhất thiết phải kết hôn ở tuổi 30 theo kế hoạch của bố mẹ. Bạn vẫn có thể sống theo ý mình và đeo đuổi đam mê.
“Khi tôi 20, tôi đã học được thế nào là đam mê và cái giá cần trả cho đam mê. Điều này giúp tôi thay đổi suy nghĩ và thành công” - Kristina Roth, Nhà sáng lập Công ty tư vấn Matisia cho biết.
3. Không biết tiết kiệm
Ở tuổi tầm 30, có thể bạn chưa tiết kiệm được nhiều, thế nhưng, nếu muốn thành công, bạn nhất định phải biết cách tiết kiệm.
Kiếm được bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối khi muốn bước vào con đường lập nghiệp hay đơn giản hơn là giải quyết vấn đề đột xuất nào đó.
Bởi vậy, hãy ghi nhớ: kiếm được bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là tiết kiệm được bao nhiêu.
4. Luôn nghĩ rằng học vấn và tài năng là yếu tố quyết định thành công
Những người thành công thường hội đủ các yếu tố như: thông minh và có nhiều bằng cấp, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ thông minh và nhiều bằng cấp thì sẽ trở thành người thành công. Bởi ngoài những yếu tố này ra, bạn cần phải có sự quyết tâm và thực sự chăm chỉ thì mới có thể gặt hái được các thành quả.
Sylvie di Giusto - Nhà sáng lập Executive Image Consulting từng chia sẻ: "Mồ hôi, những rắc rối, sự đau khổ và cả sự cần mẫn, kiên trì và những nỗ lực hết mình chính là bí kíp thành công của tôi. Thành công không tự nhiên mà đến".
5. Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người
Khi bạn cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người, bạn đang tự làm khó chính mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng, khi bạn làm hài lòng tất cả những người xung quanh có nghĩa bạn là một người thành công trong cuộc sống. Không ai sống trên đời này có thể làm hài lòng tất cả mọi người.
6. Đánh đồng hạnh phúc với tiền bạc
Tiền bạc và mức lương hậu hĩnh có thể làm cho bạn hạnh phúc hơn, nhưng chắc chắn nó không phải là tất cả của thành công. Bạn cần thiết lập mục tiêu cho mình, hãy theo đuổi đam mê chứ đừng theo đuổi tiền bạc. Tiền bạc luôn đến sau đam mê.
7. Phụ thuộc vào đánh giá của người khác
Khi còn trẻ, chúng ta thường hay có tư tưởng dựa dẫm. Bạn không đủ khả năng, không đủ tiền bạc… và bạn chấp nhận đi trên con đường mà bố mẹ vạch ra cho mình. Đó không phải là chính bạn.
Thành công là khi bạn đạt được điều mà mình mong muốn. Cách bạn đánh giá chính bản thân mình thế nào cũng sẽ là điều người khác đánh giá về bạn. Đừng phụ thuộc vào đánh giá của người khác.
Tác giả: Dương Ngọc
-
5 cách giúp các cặp vợ chồng không cãi nhau về tiền bạc
-
Có 5 kiểu người mà tiền bạc sẽ tự nhiên tìm đến, cả đời tiền bạc rủng rỉnh, sung túc
-
Muốn ''giải thoát'' khỏi nghèo khổ, hãy nhớ lời Phật dạy dưới đây
-
Đời người có 5 cái phúc. Bạn có được mấy cái?
-
4 loại tiền này, càng tiết kiệm càng nghèo. Loại cuối cùng nhiều người mắc phải nhất