Trần Đăng
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", ông là mật vụ được an bài bên cạnh Lữ Bố với nhiệm vụ làm giảm ý chí chiến đấu của võ tướng "vô địch thiên hạ" này, đồng thời theo dõi mọi động tĩnh trong phe địch, từ đó ngầm hỗ trợ để tiêu diệt thế lực của Lữ Bố.
Dựa vào sự khôn ngoan và khéo léo của mình, Trần Đăng đã thuận lợi tạo thành "nội công" để kết hợp với "ngoại kích" từ Tào Tháo ở bên ngoài, thành công tiêu diệt thế lực của Lữ Bố.
Cũng nhờ vào chiến công này mà sau khi diệt trừ Lữ Bố, Tào Tháo đã thăng chức cho Trần Đăng trở thành Phục Ba tướng quân.
Từ Thứ
Theo diễn biến của "Tam Quốc diễn nghĩa", La Quán Trung đã xây dựng hình tượng Từ Thứ với một nhiệm vụ quan trọng: Đó là mai phục trong thế lực của Tào Tháo để âm thầm giúp đỡ Lưu Bị.
Bởi "thân ở một nơi, lòng nghĩ một nơi", cho nên Từ Thứ dù trên danh nghĩa phụng sự cho Tào Tháo, nhưng lại không đưa ra những ý kiến sáng suốt mà luôn tìm cách khiến Tào Tháo làm theo hạ sách hoặc cố tình tiết lộ cơ mật cho phe Lưu Bị.
Từ Thứ ngoài mặt ăn lộc Tào Tháo nhưng bên trong lại ngấm ngầm giúp đỡ Lưu Bị, có thể coi là một mật vụ đắc lực của tập đoàn chính trị Thục Hán.
Điêu Thuyền
Điêu Thuyền vốn là ‘tứ đại mỹ nhân’ Trung Hoa, là người làm khuynh đảo triều cương nhờ vào nhan sắc của mình. Sắc đẹp của Điêu Thuyền được ví là "Bế nguyệt" (khiến mặt trăng phải xấu hổ mà giấu mình đi).
Dù được cho là nhân vật hư cấu từ tiểu thuyết, nhưng hình tượng Điêu Thuyền vẫn được văn hóa dân gian trân trọng và lưu giữ, được đúc kết tái hiện lại trong các câu chuyện liên quan đến Đổng Trác và Lữ Bố trong văn hóa Trung Hoa. Nàng đã làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến liên minh Đổng Trác - Lữ Bố bị tan rã. Nàng cũng là đại diện cho kiếp hồng nhan bạc mệnh.
Tương Truyền, Đổng Trác là người xảo trá và hoang dâm, đã từng tiết nhiều thị nữ vào chiều chuộng ông vì không đáp ứng được người này. Tuy nhiên, Điêu Thuyền đã dùng cách nào đó khiến cho ông chết mê chết mệt, điên đảo đắm say. Với Lữ Bố, Điêu Thuyền cũng chiều chuộng không kém. Và cuối cùng, nàng đã khiến hai cha con mâu thuẫn kịch liệt, Lữ Bố đã giết Đổng Trác để có được người đẹp.
Năm 199, Lữ Bố bị bắt sống tại thành Hợp Phì và bị Tào Tháo xử tử.
Điêu Thuyền về sau đi đâu, số phận ra sao cũng chưa có ai chắc chắn về cái chết của nàng. Có quá nhiều giai thoại. Có sách ghi lại rằng, nàng bị Tào Tháo bắt đem về phủ hầu hạ. Có nơi lại viết, nàng đã tự vẫn khi được Tào Tháo cống cho Quan Vũ nhưng không được sủng ái và đã tự sát.
Hoàng Cái
Hoàng Cái là một danh tướng nổi tiếng thuộc tập đoàn chính trị Đông Ngô. Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa", ông đã vờ đầu hàng phe Tào trước trận Xích Bích.
Để có thể lừa được thế lực của Tào Tháo, Chu Du và Hoàng Cái trước đó đã cùng nhau diễn một màn "khổ nhục kế": Chu Du đánh Hoàng Cái trước mặt Sái Trung, Sái Hòa, khiến Hoàng Cái vờ oán giận, gửi thư xin hàng Tào Tháo.
“Thành công qua mắt được một quân chủ đa nghi khét tiếng như Tào Tháo , Hoàng Cái đã chuẩn bị sẵn hỏa thuyền và tiếp tục vận dụng kế “trá hàng”.
Kế sách này cũng là một trong những yếu tố tạo nên thành công dùng hỏa lực thiêu cháy toàn bộ chiến thuyền của phe địch, khiến Tào Tháo đại bại trong trận Xích Bích.
Vì vậy có ý kiến cho rằng, chiến thắng Xích Bích có một phần công lao không nhỏ đến từ vị võ tướng kiêm mật vụ xuất sắc là Hoàng Cái.
Tác giả: