Bài viết này sẽ nói về 4 nguồn thu nhập cốt lõi của một người lao động. Nó sẽ quyết định việc bạn giàu hay nghèo, trung lưu hay bình dân, lên một tầm cao mới hay cứ bình bình như vậy đến hết cuộc đời... từ số tiền bạn kiếm được theo tháng, theo năm.
Định nghĩa nguồn thu nhập này nó đã có từ rất lâu rồi. Nhưng trong bộ sách Cha Giàu Cha Nghèo, Robert Kiyosaki đã tóm lược nó lại thành một sơ đồ. Ông ấy gọi nó là "Cashflow Quadrant" hiểu nôm na là "Biểu đồ thu nhập 4 phần." Bạn có thể xem qua biểu đồ ở bên dưới được tôi minh họa lại để hiểu rõ hơn.
E (Employee): Bạn làm thuê cho ai đó
S (Self Employed): Bạn tự tạo ra công việc, tự biên tự diễn
B (Business Owner): Bạn làm chủ. Có người khác làm thuê cho bạn.
I (Investor): Bạn đầu tư. Bạn mua bán bất động sản, cổ phiếu, tiền ảo, v.v…
Ở cột dọc bên trái. Nó là nguồn thu nhập chủ động. Có nghĩa bạn kiếm tiền dựa vào sức lực mà bạn bỏ ra. Bạn làm bạn có cơm ăn. Bạn không làm, bạn chết đói.
Ở cột dọc bên phải. Nó là nguồn thu nhập thu nhập thụ động. Có nghĩa bạn có thể kiếm tiền ngay cả khi bạn không làm việc. Lúc đang ngủ. Khi đi du lịch thì tiền bạc vẫn cứ thế mà chảy vào túi bạn.
E - Làm thuê
Nguồn thu nhập của đa số HẦU HẾT LÀ TỪ LÀM THUÊ. Bạn làm cho công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Bạn bán thời gian và chất xám cho họ. Đổi lại họ sẽ trả cho bạn những khoản thu nhập tương xứng.
Theo Robert Kiyosaki thì đây là nguồn thu nhập thấp nhất trong những nguồn thu nhập. Như ví dụ 2 cũng chỉ rõ, bạn sẽ khó mà giàu có được nếu đổ thời gian cả đời của mình vào loại hình công việc này.
S - Tự làm, tự tạo ra công việc cho mình
Nhưng nếu đã đi làm vài chỗ, bạn thấy chả chỗ nào khai thác được hết tiềm năng của mình. Bạn không hài lòng khi được trả lương tương tự một gã ít năng lực. Mặt khác, bạn tin rằng mình có thể kiếm được tốt hơn nếu tự biên tự diễn.
Lúc ấy tự khắc nguồn thu nhập của bạn sẽ được chuyển hóa từ E -> S. Từ nhân viên giờ đây bạn bỏ việc và trở thành kẻ tự tạo ra công việc cho mình.
Ví dụ thay vì làm thợ trang điểm cho một công ty áo cưới. Bạn giờ đây trở thành một thợ trang điểm dạo. Hoặc bạn mở một tiệm trang điểm quy mô nhỏ do bạn vừa làm chủ vừa làm thợ.
B – Làm chủ
Để có thu nhập thụ động. Để có thể kiếm tiền ngay cả khi bạn tai nạn, đau ốm. Để có thể kiếm tiền ngay cả khi bạn du lịch, tắm nắng thì bạn phải tìm cách làm chủ.
Bạn phải thuê nhân viên. Phải có người khác làm việc cho mình. Có thể không phải là tất cả công việc. Nhưng phải có người giải quyết cho bạn một phần công việc.
Làm chủ đương nhiên sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và gánh nặng hơn. Chẳng hạn tiền lương cho nhân viên, tiền thuê mặt bằng, training nhân viên, lãnh đạo và dẫn dắt business đi theo hướng mà mình muốn.
I – Đầu tư
Đây là nguồn thu nhập cao cấp nhất. Thông thường, khi người làm chủ kinh doanh tới ngưỡng. Khi mà họ cảm thấy không thể phát triển business thêm nữa. Họ sẽ nghĩ tới các phương thức để đầu tư sinh lời.
"Oke vậy cứ đầu tư là trở nên giàu có đúng không?" Một bạn sinh viên hỏi.
Đầu tư là nguồn thu nhập cao cấp nhất. Nhưng nó không dành cho tất cả mọi người.
Khi nghèo khó thì đừng tính toán hay ngại khổ, khi giàu có hãy sống thiện lương
1. Tỷ phú giàu nhất Hong Kong Lý Gia Thành từng chia sẻ bài học thấm thía về sự giàu nghèo mà ít ai làm được: Khi bạn còn nghèo đừng chỉ ru rú ở nhà, hãy đi ra bên ngoài để gặp gỡ, tìm hiểu cơ hội cho mình. Khi giàu có rồi thì hãy làm ngược lại.
Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác, đừng tính toán nhiều. Đó là số tiền bạn nên chi để "mua" được cơ hội cho bản thân. Còn khi đã giàu rồi, hãy học cách để người khác đối xử tốt với bạn. Đó là nghệ thuật sống.
2. Khi nghèo thì đừng tính toán, ganh đua với người khác. Đó gọi là "tiền nghèo nhưng chí không nghèo". Dù nghèo cũng đừng quá hà tiện, hãy hào phóng, thoải mái chia sẻ tấm lòng của mình.
Nhưng khi giàu thì bạn phải học cách nhường nhịn và buông bỏ. Đừng khoe khoang sự giàu có, sống phô trương. Hãy nhớ rằng, cuộc sống càng giản đơn, càng tĩnh tại. Đó là nghệ thuật sống tinh tường mà không phải ai cũng có thể hiểu được.
3. Tuổi trẻ là tài sản lớn nhất, phải quý trọng thời gian, đừng sợ nghèo khó, gian nan. Hãy dùng tuổi trẻ để bồi dưỡng bản thân, hiểu được cái gì là đáng quý, biết được thứ nên đầu tư, chỗ nên tiết kiệm. Đó chính là điểm mấu chốt của bài học làm giàu, chìa khóa để thay đổi cuộc đời.
Tác giả: