Với trường hợp bị say nắng, say nóng, cần phải đưa bệnh nhân vào chỗ râm mát, nới rộng quần áo, có thể đặt bệnh nhân trước quạt, đắp khăn mặt có nước mát và cho bệnh nhân uống nước. Đi nắng về không được không được phép lao vào nhà tắm ngay mà phải nghỉ ngơi một lúc cho ráo mồ hôi, mát mẻ thì mới tắm.
- Khi người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi: sử dụng hương nhu 20g, gừng tươi 6g, nước 500ml, đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương và gan bàn chân,, đắp chăn cho ra mồ hôi; vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu.
- Nếu cảm nắng bị ngất xỉu: Lấy vừng đen rang gần cháy, để nguội tán bột, mỗi lần uống 10 – 12g hòa với nước.
- Bị trúng nắng nhức đầu, xây xẩm mặt mày: Lấy rau má giã vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống, còn bã đắp thái dương và gan bàn chân.
- Trường hợp vừa nôn vừa tiêu chảy: Dùng lá sen tươi giã nát vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống.
- Các trường hợp say nắng nhẹ: Bí đao 60g, lá sen 1 tàu, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường và ăn khi còn ấm, ngày hai lần. Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào đun sôi thêm một lát, ăn nóng.
Phòng chống say nắng:
- Khi đi ra ngoài nắng cần phải có nón, khăn che mặt.
- Cần có chòi, trại để nghỉ mát khi làm việc suốt ngày ngoài nắng.
- Mùa hè không nên uống nhiều nước đá lạnh hay quạt trực tiếp cho mát.
- Không nên ở lâu, làm việc quá sức trong môi trường quá nóng, nắng
- Trẻ em, người lớn tuổi, bệnh lâu ngày hoặc người uống rượu bia không phơi nắng, nóng lâu.
Ngoài ra, việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa.
Tác giả: