5 cây cảnh thảo mộc thích hợp trồng ở nhà bếp để “hút khí độc”, khói bếp, mùi đồ ăn

( PHUNUTODAY ) - Dưới đây là 5 cây cảnh trong nhà bếp để nó vừa mang lại vẻ đẹp đầy sức sống cho mỗi căn bếp. Vừa có khả năng làm sạch không khí, bảo vệ sức khỏe.

1. Cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì, loại cây này thân nhỏ, lá xòe xếp hình như chân vịt, mỗi nhánh có 7 lá.

Cây ngũ gia bì rất được các hộ gia đình trong nội thành trồng kiểng ngoài ban công hoặc để gần bếp vì đặc tính đuổi muỗi, côn trùng, hút mùi và thanh lọc không khí.

Cây ngũ gia bì

Là loại cây dễ trồng dễ chăm sóc, tuy nhiên để cây mọc hoa rất khó. Khi trồng bạn nên để cây hướng ánh sáng thì lá mới ra đẹp.

Ngoài ra là loài cây chịu nước, hằng ngày cần tưới lên lá và gốc. Nếu thân cây hấp thụ đủ ánh sáng và nước cành lá sẽ luôn xanh tươi.

2. Cây hương thảo

Cây hương thảo là một loài thảo dược được biết đến là món gia vị tăng sức hấp dẫn cho các món nướng.

Cây hương thảo

Không những thế, chúng còn có khả năng loại bỏ mùi hôi khó chịu, thanh lọc không khí và xua đuổi côn trùng rất hiệu quả.

Ngoài ra, cây hương thảo còn có khả năng tăng cường trí nhớ, cải thiện tâm trạng, làm thinh thần thoải mái, dễ chịu.

Trong phong thủy, cây hương thảo đại diện cho sự trung thành, giúp các thành viên trong gia đình luôn hướng về nhau, yêu thương, che chở lẫn nhau.

3. Cây bạc hà

Cây bạc hà bên cạnh là một loài thảo dược chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho cơ thể thì cây còn có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi vô cùng tốt.

Cây bạc hà

Khi trồng cây bạc hà trong phòng bếp sẽ có hương thơm dịu nhẹ giúp bạn và gia đinh luôn cảm thấy sảng khoái, dễ chịu.

Theo dân gian, cây bạc hà có khả năng trừ tà, xua đuổi vận xui rất tốt. Trong phong thủy chúng có ý nghĩa về sự hội tụ và sum họp.

Gian bếp là một nơi để cả gia đình sum vầy, quây quần, vì thế trồng cây bạc hà trong nhà bếp là một lựa chọn rất tuyệt vời.

4. Cây lô hội

Cây lô hội còn được gọi là nha đam, là một sản phẩm làm đẹp và lành da rất kỳ diệu. Loại cây này phát triển nhanh, chịu được khô, nóng, hấp thụ tốt khi cacbonic và nhả oxy về đêm.

Cây lô hội

Ngoài ra, loại cây này có thể lọc bỏ các độc tốt gây ô nhiễm không khí, hấp thụ monooxide de carbone rất hiệu quả.

Ngoài ra, cây này còn hút được cả benzene, toluene, formallhelyde, mang đến nguồn không khí trong lành và duy trì sức khỏe cho các thành vi

5. Cây dây nhện

Cây dây nhện hay còn được gọi là cây lan chi, có nhiều tác dụng như hấp thụ mạnh benzen, formaldehyde, CO và xylene, phát huy tối đa khả năng hấp thụ hóa chất độc hại trong da và cao su.

Cây dây nhện

Vì vậy, trong phòng bếp, cây dây nhện chính là lựa chọn rất tuyệt vời với khả năng khử mùi hôi và đem lại môi trường không khí thoáng mát, trong lành

Tác giả: Dương Ngọc