Lười
Vốn dĩ nghèo đói không phải là một tội lỗi. Nhưng nghèo mà cứ bình chân như vại, không nỗ lực cố gắng phấn đấu thì quả là đại họa.
Đáng sợ nhất ở đời chính là cái lười trong tư duy, lười tham vọng, lười làm việc, điều này sẽ biến bạn trở thành gánh nặng của người khác.
Nếu một người sống chật vật, làm một công việc thu nhập thấp chẳng đủ ăn tiêu, nhưng ngại thay đổi, cứ chấp nhận như vậy sống qua ngày thì quả thực đáng lo. Kiểu người này suốt đời túng bấn, không ngóc đầu lên nổi.
Sĩ diện hão
Quản lý đồng tiền là việc quan trọng bạn cần phải làm khi thu nhập thấp để tránh thiếu trước hụt sau. Hãy từ bỏ ngay các cuộc ăn nhậu mà hết tới một nửa lương của bạn.
Trước khi quyết định chi tiêu gì, bạn nên suy xét cho thật kỹ lưỡng. Đừng mua những món đồ vượt quá khả năng chỉ với mục đích sĩ diện hão với đời. Sĩ diện hão chỉ khiến cho bạn đau đầu về tiền bạc thêm mà thôi.
Thiếu ý chí
Một người mà thiếu đi ý chí cố gắng thì xác định cả đời không bao giờ khá nổi.
Người càng nghèo, tâm lý càng kém tự tin, nhiệt huyết ngày một thụt lùi. Chính là bởi họ chỉ nghĩ tới khuyết điểm của mình mà không có nghị lực vươn lên, càng tụt dốc thì càng chán ghét, bực bội.
Ở đời ai sinh ra cũng là tờ giấy trắng. Làm gì có ai vừa ra trường đã thành tinh anh xuất chúng, làm gì có ai vừa học việc đã thành chuyên gia… Có khác chăng là ở ý chí và sự nỗ lực mà thôi.
Ham rẻ
Tâm lý chung thì ai cũng ham rẻ, nhưng thực tế, càng nghèo người ta lại càng ham rẻ, đôi khi việc ham rẻ lại đồng nghĩa với "được nhỏ mà mất to". Người càng không có năng lực lại chỉ nhìn ngắn hạn, tham cái lợi trước mắt, quên giá trị lâu dài.
Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo thể hiện qua câu nói: "Người nghèo tham hiện tại, người giàu muốn tương lai". Nói cách khác, khoảng cách giữa giàu – nghèo thực chất nằm ở chính tầm nhìn của người đó mà thôi.
Ưa "khẩu nghiệp"
Khẩu nghiệp cũng là thứ khiến bạn đánh mất nhiều thứ, trong đó có cả lộc lá, của cải.
Khi một người không ngừng "khẩu nghiệp", họ sẽ đánh mất thiện cảm, sự quý mến của mọi người, mất đi cơ hội được hỗ trợ để bước ra khỏi khó khăn.
Thế nên, người giàu càng giàu, người nghèo cứ mãi khó khăn, cũng có lý do của nó.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Muốn biết một người chân thành hay giả tạo thì cứ quan sát kỹ điểm này
-
Người mắc phải tội này cuộc đời chìm trong bể khổ, phúc đức tiêu tán sạch
-
3 loại ''keo kiệt'' giúp người ta giàu có, viên mãn cả đời
-
Đời có 3 kiểu người: Người giàu giả nghèo, người nghèo giả giàu, kiểu thứ 3 mới khôn ngoan nhất
-
Nhà có 3 dấu hiệu này là đại kỵ, nhất định phải sửa kẻo phú quý đi hết