Luôn lo sợ về những lời người khác nói
Nhiều người chi một số tiền lớn cho quần áo, ăn uống không phải vì bản thân muốn thế mà là sợ lời đàm tiếu của những người xung quanh. Thậm chí, có những người không ngại vay tiền để mua sắm cho mình những món đồ thật đẹp, thật đắt giá để rồi cuộc sống ngập trong nợ nần chỉ vì sợ người ta nói mình không thời trang. Hoặc, có người lại vay tiền để làm một đám cưới thật to, thật oách để rồi sau đó lại ngậm ngùi làm “vật mặt” ra để trả những khoản nợ đó.
Trên thực tế, việc bạn ăn mặc thế nào là do bản thân, miễn sao bản thân thấy thoải mái là được. Chẳng có gì sai khi bạn chỉ mặc những bộ đồ bình thường, giản dị. Cũng chẳng có gì sai khi bạn tổ chức lễ cưới không xa xỉ cả. Chính lối suy nghĩ tiết kiệm tiền rồi dùng hết một lần, hoặc thậm chí mắc nợ vì những thứ này là nguyên nhân khiến bạn trở nên nghèo nàn.
Chỉ thích hưởng thụ
Những thứ cần thiết của cuộc sống như nhu cầu ăn, mặc, ở… luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, có những người lại cho rằng việc xả stress, giải trí mới là nhu cầu cấp thiết và chi một số tiền quá lớn cho việc này.
Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu về nghèo đói đều phát hiện ra rằng, những người nghèo thường cố gắng dùng tiền để thoát khỏi cuộc sống buồn tẻ. Họ sẵn sàng dùng tiền trợ cấp phúc lợi để mua bít tết, dùng nửa số tiền lương để đi ăn một bữa tôm hùm, không ngại chi tiền để mua đầu đĩa DVD, có truyền hình cáp và ăn bánh mì.
Những nhà kinh tế học cho rằng, chỉ có người nghèo mới làm như vậy. Bởi, họ cảm thấy mình kém cỏi hơn so với người xung quanh. Để chứng minh mình chẳng kém ai, họ chọn tặng những món quà đắt tiền, đãi khách bằng những món ngon, lạ và không ngại đi mua điện thoại trả góp. Hệ quả là sau đó họ phải nai lưng ra làm việc để trả nợ.
Hài lòng với mức lương
Có không ít người làm mãi vẫn kẹt ở một mức thu nhập dù đã đổi bao nhiêu công việc, lương vẫn ở mức đó. Mức lương đó giống như một mức trần mà họ không thể vượt qua nổi. Họ luôn nghĩ rằng, mình phải làm việc cật lực, làm nhiều hơn, cố gắng học cao hơn để có tấm bằng tốt mà không nghĩ rằng mình tìm cách làm việc hiệu quả hơn, làm thêm bên ngoài để tăng thu nhập.
Các chuyên gia tài chính cũng cho rằng, thay vì chấp nhận và luôn cân đối để sống với mức lương đó thì bạn nên nghĩ làm sao để tăng thu nhập của bản thân. Có nhiều người nếu thu nhập có nhích lên một chút, họ sẽ cảm thấy lung túng và không biết phải xử lý thế nào. Và, thế là họ lại đổ hết tiền vào ăn uống, mua sắm. Nếu được đề nghị làm thêm một dự án mới ngoài giờ, họ sẽ nghĩ mình quá bận rộn, có quá nhiều việc và bỏ qua luôn cơ hội thăng tiến.
Bạn là con nghiện thứ gì đó
Không quan trọng là bạn kiếm được bao nhiêu tiền, nếu bạn là một con nghiện, bạn đang trở nên nghèo khó. "Nghiện" khiến tài chính bị cạn kiệt, và dù bạn giàu có thế nào đi nữa, nếu bạn phụ thuộc vào rượu, chất cấm... , thì ở thời điểm mất đi nguồn thu nhập, bạn sẽ không có tiền để duy trì cơn nghiện của mình.
Có tư duy rằng giáo dục là chìa khóa của thành công
Giáo dục là quan trọng, nhưng nó không phải chìa khóa thành công. Rất nhiều người chật vật để có được tấm bằng đại học với sự đảm bảo sẽ có một công việc, nhưng rồi họ trở nên thất vọng vì sau khi bỏ ra nhiều tiền, thời gian, họ thậm chí phải làm việc dưới trướng những người từng bỏ học nhưng có kinh nghiệm, trong khi họ không có được. Vì thế, nếu bạn có một kế hoạch kinh doanh của riêng mình, đừng bỏ phí nó.
Tác giả: