5 điều đại kỵ người xưa lưu lại, ai cũng cần ghi nhớ để phúc báo không hao tổn

( PHUNUTODAY ) - Trong đối nhân xử thế, ai cũng cần biết những quy tắc đối nhân xử thế này.

Vui quá dễ lỡ lời

Chúng ta thường nghe câu “Rượu ngon uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm”.Nói nhiều không chỉ gây cảm giác nhàm chán, khó chịu cho người khác, còn khó tránh khỏi đắc tội với họ vì lỡ lời. Đặc biệt là khi cao hứng lại càng nên kiềm chế bản thân.

Bởi muốn chia sẻ niềm vui nên mới mong lan truyền rộng điều đó. Nhưng cần chú ý rằng, tâm có thể phấn chấn nhưng lời vẫn phải giữ gìn sự trầm tĩnh, bình ổn.

Bởi lẽ niềm vui của bạn có thể vô tình khiến người khác chạnh lòng khi nghĩ về sự kém may mắn của bản thân. Vậy nên đừng vì phút cao hứng mà biến mình thành diễn viên chính trên sân khấu. Hãy nhường sân khấu lại cho những người khác, để họ cũng được tỏa sáng. Hãy nói ít lại và khiêm tốn hơn sẽ giữ được hòa khí của đôi bên.

Phẫn nộ dễ thất lễ

Phẫn nộ bắt đầu từ tâm, nếu không kiềm chế thì ngay sau đó con người rất dễ nói những lời gay gắt cho hả giận hay động chân động tay với người khác. Điều này sẽ khiến người ấy quên cả lễ nghĩa trên dưới, trước sau. Cho nên cách tốt nhất là giải quyết tận gốc: Hãy khống chế ngọn lửa giận dữ.

“Giận quá mất khôn”, con người cần có tôn ti, trật tự mới có thể chung sống hòa thuận với nhau. Tôn ti, trật tự ấy gọi là Lễ. Ngày nay chúng ta ít nhiều có thể nghe thấy những câu chuyện người dưới vì giận dữ mà tự cho mình cái quyền thất lễ với bậc bề trên.

Như con cái cãi lại hay quát nạt cha mẹ thay vì kiềm chế bản thân, tìm khi thích hợp ôn tồn giãi bày cùng cha mẹ. Hay vợ chồng sừng sổ cãi nhau, vợ không giữ phận của vợ, chồng cũng ỷ phận làm chồng mà quên đi cách dung hòa và lèo lái con thuyền hạnh phúc gia đình. Đến khi lửa giận nguôi ngoai mới hối tiếc vì những lời nói ra và những việc đã làm.

Đối nhân xử thế

Đối với người khác: Tuyệt đối không được ngạo mạn, châm biếm, chế giễu họ. Người xưa cho rằng, người luôn ngạo mạn, cho rằng mình hơn người là người chưa trưởng thành, trí huệ không cao.

Giữa bạn bè, điều tối kỵ là nghi ngờ vô căn cứ. Nghi ngờ vô căn cứ là điều khiến mọi người dễ dàng xa nhau. Bạn bè không có lòng tin tưởng tuyệt đối sẽ rất khó duy trì được mối quan hệ tốt đẹp.

Trong gia đình: Điều khuyết thiếu lớn là không có quy tắc, gia quy. Từ xưa đến nay, những gia tộc lớn, hiển vinh đều là những gia tộc có gia quy đúng đắn, rõ ràng. Con cháu trong gia tộc đều tuân theo gia quy một cách cẩn thận và kính trọng.

Đối với con cái: Tuyệt đối không dùng lời nói nhiếc móc, rỉa rói người già. Khổng Tử nói rằng, việc hiếu thảo khó khăn nhất của con cái đối với cha mẹ chính là việc giữ được nét mặt vui tươi. Cha mẹ nhìn con cái có nét mặt khó khăn, sao có thể vui được, huống chi phải nghe những lời nhiếc móc? Người già lại dễ tủi thân, động lòng, cho nên chỉ một lời nói, vô tình có thể khiến cha mẹ tổn thương và dẫn đến cái kết không hay.

Những đại kỵ trong nghề nghiệp

Đối với người làm quan

Điều đại ký tránh làm là lộng quyền

Đối với quan tòa: Tuyệt đối không được thiên vị

Đối với người làm kinh doanh: Điều tối kỵ là gian dối

Đối với người làm nghệ thuật: Điều đại ký là dung tục

Đối với thầy thuốc: Tham của cải là điều tối kỵ không nên để thân mắc phải

Đối với người dạy học: Qua loa, lấy lệ là đại kỵ

Đại kỵ trong làm việc chính là tùy tiện, bạ đâu làm đấy. Một người làm việc tùy tiện, không tuân thủ theo quy tắc thì sẽ rất khó để đạt được thành quả.

Đại kỵ đối với lỗi lầm chính là cố chấp, không buông bỏ được. Trong cuộc đời, ai cũng không tránh khỏi việc phảm phải sai lầm dù nhỏ hay lớn. Cứ mãi canh cánh bên lòng mà không bỏ được xuống chi bằng hãy cải sửa để lần sau tránh phạm phải?

Đại kỵ trong học tập chính là sự cẩu thả, khinh suất. Cẩu thả, khinh suất sẽ khiến con người khó đạt được sự thành công.

Quá buồn đau vẻ mặt dễ sinh rầu rĩ

“Người buồn cảnh có vui đây bao giờ”. Khi tâm trạng buồn chán chiếm hữu trái tim con người, thì nỗi buồn ấy không chỉ lan tỏa ra vạn vật xung quanh, mà còn hiển hiện ngay trên nét mặt ủ ê.

Cuộc sống có 10 phần thì đến 8, 9 phần không như ý. Bởi lẽ chuyện vui của người này có thể lại là nỗi buồn của người khác. Vậy nên khi phải đối mặt với những nỗi bi ai, buồn thương hãy tìm cách giải tỏa chúng, đừng kìm nén trong lòng. Bạn có thể trốn vào một góc chỉ có riêng mình và khóc một trận thỏa thích cho vơi đi cõi lòng.

Nhưng cũng cần nhìn rộng hơn, kịp thời tiết chế nỗi buồn thương, thích nghi với hoàn cảnh mới và luôn hướng về phía trước. Đừng để bản thân mình mãi chìm đắm trong sự sầu muộn, hãy thử thay đổi góc nhìn mới xem sao. Biết đâu chuyện không vừa ý hôm nay lại là một bước ngoặt, một ngã rẽ, một dấu ấn trong tương lai? Như tuyết lạnh khiến những bông mai xinh đẹp và rạng rỡ hơn. Đêm đen khiến bình minh ấm áp và giàu sức sống hơn…

Tác giả:

Tin nên đọc