"Quá nóng, quá lạnh, quá muộn" chỉ là cái cớ để những kẻ lười biếng trốn tránh công việc
Trong cuộc sống, nếu có những người chăm chỉ, nhiệt huyết, luôn tìm cách vươn lên trong cuộc sống thì cũng có những người chỉ biết dành thời gian để nghĩ ra cái cớ thoái thác, làm sao để được nhàn thân nhất: Họ là những người sẽ không bao giờ có thể chạm tới thành công thực sự.
Nên nhớ, muốn những cơ hội tốt nhất không tuột khỏi tay, bạn chỉ có 1 cách là cố gắng hết sức và tự tạo ra động lực cho mình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
Con người tồn tại không thể thiếu 1 công việc. Nhưng nếu chỉ biết hết mình vì công việc mà không nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức lao động và để hưởng thụ cuộc sống, bạn sẽ tự tước đi niềm vui và ý nghĩa của chính công việc đó
Câu nói này được trích từ Dhammavadaka, 1 bài thơ nổi tiếng do nhà sư người Úc, Bhante Dhammika viết vào năm 1986. Nó là một lời nhắc nhở con người phải biết yêu lấy bản thân mình và giữ được sự cân bằng trong cuộc sống.
Ngày nay, giữa một xã hội cạnh tranh khốc liệt, nhiều người chỉ biết lao vào công việc để tự khẳng định mình. Để rồi đến một lúc nào đó, khi bệnh tật kéo đến, họ nhận ra sai lầm thì đã muộn.
Mới đây, cái chết của một kỹ sư 36 tuổi làm việc cho một tập đoàn viễn thông nổi tiếng trên thế giới sau khi làm việc liên tục không ngừng nghỉ trong 22 tháng đã là một lời cảnh báo cho nhiều người. Tiếc thay, không phải ai cũng dám thay đổi và dừng lại đúng lúc.
Tìm lại chính mình
Con người hiện đại đang sống trong một hệ thống giá trị đa nguyên và hỗn loạn, ai cũng muốn tìm tự do cho riêng mình. Vì muốn tìm tự do bên ngoài nên họ không biết gốc rễ của tất cả các vấn đề nảy sinh bên trong chính mình, đương nhiên họ càng không biết thực chất tất cả các câu trả lời cho những vấn đề đó lại nằm trong nội tâm mình. Vì vậy, muốn giải quyết triệt để các vấn đề đó, đầu tiên bạn hãy nhìn lại chính bản thân mình, trở lại với bản thân mình.
Giao tiếp bằng trái tim
Thời đại toàn cầu hóa với các phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại đã giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, thế nhưng ai cũng nhận thấy không những nó không mang lại kết quả như mong muốn, ngược lại còn làm cho mọi người lạnh lùng thơ ơ và ngăn cách nhau.
Khi mối quan hệ giữa người với người nảy sinh mâu thuẫn, xung đột, mọi người có thói quen quy tội cho người khác, ít ai tự nhận lỗi lầm. Thực ra tâm lí căng thẳng, tự đặt mình thành thế đối lập với đối tượng giao tiếp không những dễ tổn thương người khác mà còn làm cho mình thêm phiền não.
Ta chỉ có thể mất thứ mà mình sợ mất
Đây là một lời nhắc nhẹ nhàng cho những người hay có tâm lý lo lắng và sợ hãi. Ai cũng có những nỗi sợ hãi nhất định trong đời, có thể là sợ mất những thứ hữu hình, như tiền bạc, của cải, hoặc những thứ vô hình, như tình cảm của người mà ta thương yêu, hay danh tiếng của bản thân.
Nhưng thực ra, được - mất trên đời cũng chỉ là vô thường, hạt cát càng nắm chặt, càng dễ rời bỏ lòng bàn tay của ta mà rơi xuống, một lúc nào đó, bạn sẽ nhận thấy, mọi thứ trên đời cũng chỉ là phù du, mỗi ngày được đón mặt trời mọc, được tiễn mặt trời lặn đã là một điều hạnh phúc lớn nhất.
Bạn nên nhớ rằng, hiện tại là một dòng chảy và những thứ mà bạn phải đối mặt luôn biến đổi không ngừng. Hãy xuôi theo dòng chảy, bình tĩnh đón nhận những thay đổi quanh bạn và chấp nhận chúng như một điều tất yếu. Có như vậy, bạn sẽ không bao giờ bị chúng nhấn chìm.
Tác giả: