Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, thời gian từ nay đến trước 1.8.2025, người dùng SIM di động tại Việt Nam có nguy cơ bị khóa SIM, thu hồi số điện thoại dù là số điện thoại chính chủ nếu không thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao đúng quy định.
Có 5 trường hợp dưới đây chủ thuê bao có thể bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại:
Người dùng không đăng ký thông tin cá nhân chính xác
Theo quy định, tất cả mọi thuê bao di động phải đăng ký thông tin cá nhân chính xác và đầy đủ. Thông tin cơ bản cần cung cấp gồm tên, ngày sinh, số thẻ căn cước hay căn cước công dân còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc...
Nếu chủ thuê bao không đăng ký chính xác, cung cấp thông tin giả mạo hoặc không đầy đủ thì có thể bị khóa SIM. Sau một thời gian bị khóa, nếu chủ sở hữu SIM tiếp tục không cập nhật thông tin nói trên thì số điện thoại sẽ bị thu hồi.
Thuê bao không hoạt động trong một thời gian dài
Có trường hợp thuê bao không hoạt động, không phát sinh cước (không gọi điện, nhắn tin, nạp tiền vào tài khoản) trong khoảng thời gian tùy theo nhà mạng, từ 3 tháng đến 6 tháng sẽ bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại.
Nhà mạng sẽ gửi thông báo và yêu cầu người dùng kích hoạt lại thuê bao. Nếu chủ sở hữu SIM không phản hồi trong thời gian quy định, SIM sẽ bị khóa và số điện thoại sẽ bị thu hồi.
SIM dùng cho hoạt động lừa đảo, vi phạm pháp luật
Những trường hợp SIM bị phát hiện dùng trong mục đich lừa đảo, vi phạm pháp luật... sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
SIM đăng ký vượt quá giới hạn
Những trường hợp cá nhân đăng ký quá 10 SIM cùng một nhà mạng hoặc 18 SIM trên tất cả các nhà mạng; doanh nghiệp đăng ký SIM không đúng mục đích kinh doanh; hay các SIM vượt quá số lượng quy định cũng có thể bị khóa và thu hồi số điện thoại.
Thu hồi số điện thoại theo yêu cầu của chủ thuê bao
Trong một số tình huống, khi người dùng chủ động yêu cầu chấm dứt sử dụng dịch vụ và không còn nhu cầu giữ lại số điện thoại — chẳng hạn như mất sim, không thể khôi phục, hoặc đơn giản là không muốn sử dụng nữa — nhà mạng sẽ tiến hành thu hồi số theo đề nghị từ chính chủ thuê bao
Cách kiểm tra số điện thoại chính chủ
- Cách 1: Nhắn tin theo cú pháp: TTTB số thẻ căn cước, căn cước công dân gửi 1414. Sau khi gửi, tùy nhà mạng sẽ có các thông tin được trả về khác nhau gồm: họ tên của chủ thuê bao; ngày tháng năm sinh; số thẻ căn cước, số căn cước công dân, nơi cấp, ngày cấp; ngày kích hoạt SIM; loại thuê bao.
Lưu ý, người dùng soạn tin nhắn bằng đúng số điện thoại gắn với số thẻ căn cước, căn cước công dân của mình để tránh nguy cơ tra cứu số điện thoại qua thẻ căn cước, căn cước công dân của người khác. Người dùng chỉ có thể tra cứu từ nhà mạng đang sử dụng, không thể kiểm tra từ các mạng khác.
- Cách 2: Người dùng có thể gọi điện đến tổng đài nhà mạng để yêu cầu cung cấp thông tin thuê bao. Người dùng sẽ được nhà mạng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân trước khi cung cấp thông tin kiểm tra thuê bao SIM chính chủ.
Ngoài ra, từ ngày 24.12.2024, khi đăng ký SIM chính chủ, cá nhân có thể sử dụng VNeID để đối chiếu, xác minh thông tin cá nhân như bản gốc.
Trường hợp SIM người dùng bị khóa vì chưa chuẩn hóa thông tin, người dùng có thể mang thẻ căn cước, căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của nhà mạng để bổ sung thông tin cá nhân, SIM sẽ được kích hoạt và mở khóa.
Trường hợp SIM người dùng ngừng hoạt động thì nhanh chóng liên hệ tổng đài yêu cầu mở khóa SIM (nếu chưa quá thời gian thu hồi).
Tác giả: Dương Thuỵ
-
Cập nhật bão số 3 Wipha tới 14h chiều nay, nhiều nơi gió mạnh cấp 8, 9, mưa lớn diện rộng
-
Tin nóng về bão số 3 - bão Wipha: Cảnh báo khu vực có nguy cơ mưa rất lớn do ảnh hưởng của bão
-
Vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long: Tìm thấy thi thể bé trai 6 tuổi, vẫn còn 3 nạn nhân mất tích
-
Cập nhật tin bão số 3 lúc 11h ngày 21/7, người dân chú ý khu vực ảnh hưởng bởi cơn bão khẩn cấp
-
Cập nhật: Bão số 3 Wipha đang ở đâu?