1. Miếng dán đế giày
Nếu đang sở hữu một đôi giày cao gót hàng siêu xịn, chẳng ai muốn nó bị trầy xước dù chỉ một chút. Hãy bảo vệ đôi giày của bạn bằng một miếng keo trong suốt, chống trơn trượt, dính chặt vào đế để bảo vệ giày nhé.
2. Miếng dán dưới cổ áo chữ V
Bạn đi dự những bữa tiệc sang trọng thì những chiếc đầm cổ chữ V là người bạn đồng hành thân thiết. Vậy làm cách nào để có thể giữ chặt cổ áo chữ V siêu rộng kia không bị tuột ra? Đó là nhờ một loại băng keo hai mặt chuyên dùng trong thời trang. Loại băng keo này cũng tương tự như băng keo hai mặt thông thường nhưng được thiết kế để chống dị ứng cho da, không để lại vết nhờn và có khả năng dính vào vải cao.
3. Miếng dán ngực
Phụ kiện này không quá xa lạ với chúng ta, nó giúp bạn mặc những trang phục hở lưng mà không muốn bị lộ áo ngực. Tuy nhiên, miếng dán này chỉ phù hợp nếu bạn có bầu ngực đẹp, không bị chảy xệ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm loại áo ngực silicon, áo ngực dán hai bên hông nếu chiếc đầm không hở lưng quá rộng và bạn không tự tin với bộ ngực khiêm tốn của mình. Loại áo ngực dán này có thể tái sử dụng được 10 lần nếu bạn mua loại chất lượng.
4. Kẹp tạo dáng cho áo ngực
Dây áo ngực lỏng, bị lộ ra khi mặc áo ba lỗ, đó là vấn đề không ai muốn gặp phải. Bạn có thể tìm dụng cụ cài dây áo ngực có bán sẵn. Dụng cụ này chỉ đơn thuần là một miếng nhựa hình tròn với hai miếng nhựa nhô vào bên trong giúp định vị dây áo ngực ở giữa, biến áo ngực thông thường thành loại áo ngực giống áo ngực chơi thể thao.
5. Tất phun chân
Tất phun, một loại dung dịch cùng màu da đựng trong bình nén. Người dùng chỉ cần xịt lên chân, xoa đều là đã có một đôi tất. Loại tất này rất phổ biến tại Việt Nam, cũng chứa chất dưỡng ẩm cho da, không bị trôi khi gặp nước và giúp che đi một vài khuyết điểm nhỏ của đôi chân để bạn tự tin mặc những chiếc váy ngắn.
6. Băng y tế dán gót chân
Chắc hẳn đã ít nhất một lần bạn phải chịu đựng cơn đau vì phần sau đôi giày mới mua cọ xát làm trầy xước da ở gót chân. Cách xử lý rất đơn giản, bạn chỉ cần mua vài miếng băng y tế, loại dán vết thương nhỏ bằng ngón tay để cứu nguy.
Băng y tế đã được vô trùng nên bạn có thể dán thẳng lên vùng da bị trầy xước. Dung dịch keo mềm tạo ra lớp đệm giữa chân bạn và giày mới giúp chân bạn không còn bị đau.
Tác giả: