7 thói quen dễ làm tổn hại đến vận khí và phúc đức của 1 người

( PHUNUTODAY ) - Mặc dù, hành thiện tích đức, tránh làm điều ác mới là điều cốt yếu để cải sửa vận mệnh, nhưng những thói quen xấu dù nhỏ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tướng mạo, cuộc sống và sự nghiệp của mỗi người.

Dưới đây là 7 thói quen xấu có thể làm tổn hại đến vận khí và phúc đức của 1 người:

1. Có ghế không ngồi, ưa thích ngồi xổm

Cổ nhân miêu tả người này bằng một câu là: “Dù có bánh từ trên trời rơi xuống người cũng không nhặt được!”.

Tính cách của người này đa phần đều là “hậu tri hậu giác” (ý nói là một việc gì đó mọi người biết hết rồi thì mãi sau người này mới biết), không nhạy bén, hành vi chậm chạp.

Người mà kể cả khi có ghế để ngay bên cạnh cũng không ngồi, thích ngồi xổm là người thiếu tự tin, cuộc sống nghèo túng, không khá giả.

Nếu là đàn ông thì sự nghiệp khó thành công, nghèo khổ, là phụ nữ thì thường lười biếng, hết ăn lại nằm.

2. Vồ vập, chọn lựa đồ ăn

Lúc ngồi ăn cơm chung với người khác, đừng nóng vội ăn một cách “vồ vập” giống như đã rất lâu rồi chưa được ăn.

Nếu một người cứ mải lựa chọn đồ ăn mình thích, gẩy đĩa thức ăn liên tục, không để ý đến cảm nhận của những người ngồi xung quanh thì thể hiện rằng đây là người tham lam, ích kỷ, gặp lợi ích thì đến, gặp khó khăn thì bỏ chạy.

Người như vậy sẽ khiến người khác chán ghét và muốn tránh xa. Xét về tướng số thì người này cả đời sẽ trở nên túng thiếu nghèo khó giống như luôn có “quỷ đói” theo đuổi.

Ăn uống đừng nóng vội ăn một cách “vồ vập” giống như đã rất lâu rồi chưa được ăn. (Ảnh minh họa)

3. Nói nhanh, nói vội, “cướp lời” ngời khác

Nói chuyện quá nhanh, quá vội khiến người khác nghe không rõ. Lúc nói chuyện, luôn “cướp lời” của người khác, khiến người khác không có một chút không gian thời gian để nói.

Thói quen này là vô cùng không tốt, khiến người khác không ưa thích, khuyết thiếu tu dưỡng, chỉ vì cái trước mắt, hành vi thô lỗ.

Người như vậy, sự nghiệp thường không được sáng sủa, ai gặp đều sẽ tránh né. Người có thói quen này cần phải nhất định sửa đổi.

4. Thường xuyên nhai “chóp chép” trong miệng

Một số người có thói quen thường xuyên “chóp chép” như đang nhai thứ gì đó trong miệng.

Những người này thường cảm thấy lo lắng, bất an hoặc nghi ngờ về suy nghĩ của người khác.

Người như vậy sẽ thể hiện ra ngoài là một người kém năng lực, không tự tin, không thể làm được việc lớn.

Hơn nữa, thường xuyên nhai “chóp chép” trong miệng còn khiến người tiếp xúc thấy rất khó chịu, không nguyện ý kết giao, hợp tác.

5. Cúi đầu ăn cơm, không nâng bát

Cổ nhân cho rằng: “Khi ăn là phải để thức ăn theo miệng chứ không phải để miệng theo thức ăn”.

Một người khi ăn cơm, tay không nâng bát lên hay đặt tay ở bên cạnh bát mà cúi đầu xuống bàn ăn thì người xưa cho rằng người này sẽ khổ cả đời.

Người có thói quen là khi ăn vừa chúc đầu xuống bát, vừa đặt tay lên đùi rung thì nên bỏ ngay thói quen này. Nó không chỉ phá hư vận khí tốt mà còn khiến người đối diện khó chịu.

6. Đi gót chân không chạm đất

Lúc đi đường, gót chân không chạm đất, dùng mũi chân để đi giống như kiểu nhón chân chạy chậm.

Người đi kiểu này sẽ khiến thân thể lao về đằng trước, tư thái thoạt nhìn “đầu nặng chân nhẹ” ý chỉ không vững chãi, cái gốc không vững vàng, nhịp đi dồn dập, giống như đang “giật” đồ của người khác.

Thói quen xấu này, bất luận là nam hay nữ thì sức khỏe thông thường là tương đối yếu ớt, tính cách bất ổn định, dễ nổi giận buồn phiền, làm việc không kiên trì từ đầu đến cuối.

Cuộc đời người này làm việc gì cũng thất bại nhiều hơn thành công. Người mà có sức khỏe suy yếu thì vận khí cũng thường kém.

7. Ngồi rung đùi

Thói quen này thường xuất hiện không chỉ ở nam giới mà ở cả nữ giới. Cổ nhân cho rằng, thói quen này là rất không tốt.

Nếu nam giới có thói quen rung đùi, anh ta sẽ rất khó có thể trở nên giàu sang và thành đạt.

Còn phụ nữ mà hay rung đùi thì thường gặp khó khăn trong vấn đề tình cảm và khiến người khác có cái nhìn phản cảm, không duyên dáng.

Đặc biệt là những người lớn tuổi khi nhìn nhận một người nào đó cũng đều để ý đến thói quen này rất nhiều.

Suy xét một cách kỹ càng, việc cải sửa những thói quen xấu này cũng chính là quá trình tu dưỡng của bản thân mỗi người.

Tác giả: Dương Ngọc