Mì ăn liền
Mì ăn liền là thực phẩm được chế biến có rất ít giá trị dinh dưỡng Và nó được coi là đồ ăn vặt Mỗi bánh mì ăn liền có chứa lượng cao carbohydrate natri và các chất phụ gia thực phẩm khác, và chứa rất ít yếu tố cần thiết như chất xơ vitamin khoáng chất.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng bạn có thể mắc bệnh tim mạch đột qụy, tăng huyết áp suy giảm chức năng thận, ung thư… nếu tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên. Do vậy, người tiêu dùng không nên ăn mì ăn liền vì có hại cho sức khỏe Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức tiêu thụ natri cao có liên quan đến một loạt bệnh như cao huyết áp bệnh tim đột quỵ và gây tổn thương cho thận.
Nước ép
Nước ép đóng gói phổ biến với trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Chúng tiện lợi và thường được đựng trong các bao bì màu sắc tươi sáng, hấp dẫn. Tuy nhiên, một ly nước ép có chứa 5-6 muỗng cà phê đường. Đường hòa tan ngay lập tức được hấp thụ vào máu và ảnh hưởng xấu đến sự trao đổi chất.
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo nên ăn trái cây thay vì uống nước. Nhờ chất xơ trong trái cây, nước quả sẽ được hấp thụ dần dần. Thỉnh thoảng, bạn có thể đổi món bằng nước ép quả tươi hoặc sinh tố.
Sữa chua
Để chọn một loại sữa chua lành mạnh, bạn cần phải đọc các thành phần ghi trên nhãn. Trước tiên, không mua sữa chua không được bảo quản trong tủ lạnh. Thứ hai, mua sữa chua tự nhiên thay vì sữa chua ngọt (có đường).
Các loại sữa chua có trái cây chứa nhiều đường, chất béo và calo khiến trẻ dễ bị béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngũ cốc
Ngũ cốc ăn liền thường được quảng cáo là chứa nhiều vitamin, khoáng chất; nhưng trên thực tế, chúng không có bất kỳ yếu tố lành mạnh nào. Tất cả thành phần lành mạnh của ngô, lúa mì, yến mạch đều bị loại bỏ trong quá trình chế biến, chỉ còn lại carbohydrate.
Trẻ sẽ nhanh bị đói sau khi sử dụng những loại thực phẩm này. Một thay thế tốt hơn là bột yến mạch. Bạn có thể thêm trái cây và các loại hạt để tăng hấp dẫn với trẻ.
Multivitamins cho trẻ em
Vitamin cho trẻ là một chủ đề gây tranh cãi. Vấn đề là cha mẹ thường dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của họ thay vì tư vấn chuyên gia; từ đó dễ gây sai lầm, thậm chí nguy hiểm. Kể cả các vitamin được cho là vô hại, chúng cũng cần được bác sĩ kê đơn.
Trẻ nên nhận được các vitamin cần thiết từ thực phẩm, chứ không cần uống bất kỳ loại bổ sung nào.
Milkshakes
Khi phải lựa chọn giữa soda và milkshake, các phụ huynh thường chọn milkshake vì cảm giác an toàn hơn. Nhưng thực tế, chúng cũng chứa nhiều chất béo và đường như soda.
Nghiên cứu gần đây của nhóm các nhà khoa học đến từ Medical College of Georgia cho thấy việc uống đồ chứa chất béo thường xuyên có thể dẫn đến các bệnh tim mạch. Sản phẩm này nguy hiểm ngay cả đối với người lớn.
Tuy vậy, việc ngăn cấm trẻ dùng đồ ngọt sẽ không có tác dụng, mà bố mẹ cần xây dựng cho chúng thái độ đối với nhóm thực phẩm này. Hãy giải thích cho trẻ rằng đồ ngọt là món tráng miệng và chúng không thể thay thế thức ăn bình thường. Nếu một người có thói quen ăn uống tốt từ bé, họ sẽ có điều kiện để duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi trưởng thành.
Mật ong
Trẻ dưới 2 tuổi không nên ăn mật ong. Đây không chỉ vì mật ong có thể gây ra dị ứng mà đôi khi trong thành phần của nó chứa vi khuẩn dễ dẫn tới căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng gọi là ngộ độc botulism.
Nho
Loại quả này chứa các vitamin và khoáng chất mà trẻ em cần. Nhưng hình dạng tròn, vỏ trơn của quả nho có thể khiến trẻ bị hóc, dẫn đến nghẹt thở.
Ngoài ra, nho cũng khó tiêu hóa hơn với trẻ. Chuối là một sự thay thế tuyệt vời cho trẻ dưới 2 tuổi.
Đường và bánh kẹo ngọt
Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. Tuy nhiên, năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể. Khi dư thừa, một phần gluxít sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành axit béo hoặc triglycerit làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể. Do đó, ăn thừa chất đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phì tiểu đường và bệnh tim mạch Ăn nhiều đường dễ dẫn đến rối loạn chuyển hoá, rối loạn nội tiết và suy dinh dưỡng
Tác giả: