Tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi sinh mổ:
Đau lưng
Đây là triệu chứng mà hầu hết các mẹ sau khi sinh mổ đều gặp, thậm chí nhiều mẹ còn chia sẻ, mỗi lần thời tiết chuyển giao mùa, cái lưng như muốn gãy. Các chuyên gia cho biết, những mẹ bị đau lưng sau sinh mổ hầu hết do tác dụng phụ của thuốc gây tê tủy sống, tư thế cho con bú sai cách, vận động nặng...
Để hạn chế tình trạng trên, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên:
+ Nghỉ ngơi thư giãn khi có thể;
+ Không nên làm việc gì quá lâu, đi lại nhẹ nhàng;
+ Dùng các loại đai hỗ trợ khi đi đứng, nằm, ngồi;
+ Tập các bài thể dục nhẹ nhàng, bơi lội;
+ Xoa bóp, massage làm dịu các cơn đau cơ khớp, nhất là ở vùng lưng, hông, bắp chân và cổ, lưu thông máu tốt…;
+ Chọn tư thế cho con bú: Khi bế bé, các mẹ nhớ để bé nằm sát người mình để tránh tạo áp lực cho lưng phải cúi xuống. Mẹ cũng đừng xoay vặn cơ thể sẽ càng làm cho lưng đau hơn.
Đau khớp
Sau khi sinh con, hiện tượng đau nhức, mỏi khớp xương hoặc các cơ xuất hiện ở hầu hết các bà mẹ, những cơn đau này hay tập trung ở vùng tay hoặc lưng. Hiện tượng này thường gặp ở những mẹ không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau sinh, cơ thể thiếu B12. Tình trạng này kéo dài dai dẳng sẽ khiến bạn mệt mỏi, ngại vận động,... Về lâu dài, các cơn đau khớp có thể khiến cơ thể người mẹ mang các bệnh về khớp.
Để hạn chế tình trạng đau khớp sau khi sinh mổ, các mẹ nên:
+ Chườm nóng: Các mẹ có thể dùng ngải cứu rang muối, gừng rang muối… rồi đắp lên chỗ bị đau kết hợp với massage nhẹ nhàng, những cơn đau sẽ giảm nhanh chóng;
+ Tập thể dục nhẹ nhàng: Chỉ cần những động tác khoan thai như vẩy cổ tay, vươn khớp cũng có thể giúp khớp bạn linh hoạt, tránh tình trạng đau nhức;
+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Bữa ăn hằng ngày cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm D, B và canxi. Trước 9h hằng ngày, bạn có thể tắm nắng để bổ sung thêm canxi.
Nhức đầu, đau đầu
Đau đầu là tác dụng phụ xuất hiện phổ biến trong gây tê tủy sống, đặc biệt ở người trẻ tuổi và nữ giới. Đau đầu xuất hiện sau gây tê và có thể kéo dài hàng tuần. Nguyên nhân gây đau đầu được giải thích là do sự rò rỉ dịch não tủy qua lỗ thủng màng cứng, làm giảm lớp rào cản đệm của dây thần kinh cảm giác, giãn mạch máu não và tăng áp lực não - tủy.
Mặc dù các triệu chứng này thường tự khỏi, nhưng cũng có trường hợp dai dẳng. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh sọ hoặc tụ máu ngoài màng cứng.
Để nhanh chóng phục hồi cũng như hạn chế những tác dụng phụ, và tránh những cơn đau đầu, mẹ sinh mổ cần lưu ý những điều sau đây:
+ Sắp xếp không gian yên tĩnh: Khi cơn đau đầu xuất hiện, chị em hãy nằm xuống giường nghỉ ngơi, hạn chế ánh sáng trong phòng. Những yếu tố ngoại cảnh tác động sẽ giúp làm dịu cơn đau đầu;
– Uống thật nhiều nước: 3-5 ngày sau sinh, cơ thể mẹ còn yếu, cần bổ sung thêm nước. Hơn nữa, nhiều mẹ bị táo bón sau sinh, dẫn đến đau đớn khó chịu. Uống nước nhiều sẽ giảm bớt những khó chịu này.
– Ăn uống đầy đủ: Bổ sung chất dinh dưỡng là điều cần thiết giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Tăng cường bổ sung protein, vitamin A, C để giúp vết mổ mau phục hồi. Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên bổ sung thực phẩm có tính chống viêm như nghệ, hoa quả, lá xanh đậm rau, cá…
- Tránh ngồi hoặc đứng lâu, vận động nhẹ nhàng và uống nhiều nước: Sau sinh, sản phụ nên nghỉ ngơi, tập luyện thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu khi xương còn chưa hồi phục sau quá trình gây tê. Nếu có hiện tượng bị tê chân, các mẹ nên massage chân, uống nhiều nước và tập vận động nhẹ nhàng. Nếu một thời gian dài không đỡ thì nên có liệu pháp vật lý trị liệu để tránh ảnh hưởng đến cơ xương và tâm lý của người mẹ.
– Tăng cường probiotics: Để ngăn ngừa nhiễm trùng, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh. Đây là điều cần thiết. Tuy nhiên, bên cạnh những vi khuẩn có hại, kháng sinh cũng tiêu diệt luôn những vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Để tránh mất cân bằng, bạn nên bổ sung thêm probiotics, một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Một số thực phẩm giàu probiotics như: phô mai, bơ, chuối, yến mạch, mật ong, sữa chua…
+ Dùng thuốc giảm đau: Nếu đau quá, các mẹ nên dùng thuốc giảm đau để giảm thiểu những cơn đau đớn. Lưu ý: Những mẹ đang cho con bú hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Gây tê tủy sống còn gọi là gây tê dưới màng cứng hay tê dưới màng nhện. Đây là phương pháp gây tê vùng, thực hiện bằng cách đưa một lượng thuốc tê thích hợp vào khoang dưới màng nhện. Khi đó thuốc tê sẽ hòa chung vào dịch não tủy và sẽ tác dụng vào các rễ thần kinh gây mất cảm giác, liệt vận động.
Gây tê tủy sống là phương pháp gây tê duy nhất, được áp dụng với những sản phụ có sức khỏe ổn định. Với những sản phụ có bệnh lý đặc biệt như bị rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm, sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non…, sẽ áp dụng phương pháp gây mê nội khí quản thay cho phương pháp gây tê tủy sống trong mổ lấy thai.
Cho đến ngày nay, phương pháp gây tê tủy sống vẫn được coi là phương pháp ưa thích nhất trong mổ lấy thai, do tỷ lệ tử vong thấp rất nhiều so với gây mê toàn thân. Việc gây tê tủy sống cho phép người mẹ vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình mổ lấy thai, giảm tiếp xúc của trẻ với thuốc gây mê, giảm nguy cơ biến chứng trong quá trình sinh. Tuy vậy, theo Livestrong, gây tê tủy sống vẫn có những tác dụng phụ mà đọc xong bạn sẽ chỉ mong có thể sinh thường, không phải sinh mổ.
Tác giả: