Cây cảnh trước nhà có ý nghĩa quan trọng không chỉ trang trí mà còn mang ý nghĩa phong thủy. Bởi thế việc lựa chọn cây cảnh trước nhà vô cùng quan trọng. Người xưa nói hoa âm không nở ở nhà dương ý nói những cây hoa dẫu đẹp nhưng mang âm khí thì không nên trồng trước nhà. Đặc biệt có 3 loại hoa này có vẻ đẹp mê hoặc mà nhiều người thích nhưng trong góc nhìn tâm linh phong thủy thì không nên trồng chúng trước nhà.
1. Mạn đà la cà độc dược
Loài cây này có tên mạn đà la, hay còn gọi là cà độc dược, hoa chuông. Đây là một loại cây có hoa rất đẹp, thường thu hút ánh nhìn bởi những bông hoa lớn, hình dáng như chiếc kèn và màu sắc đa dạng: trắng, vàng, tím, xanh nhạt.
Mạn đà la nở hoa quanh năm và có vẻ đẹp lộng lẫy và mùi thơm nồng nàn, mạn đà la thường được chọn trồng trong sân vườn làm cảnh. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài kiều diễm ấy là một sự thật đáng sợ: toàn bộ cây, từ lá, hoa đến rễ đều chứa độc tố cực mạnh.
Nếu ăn nhầm bất kỳ bộ phận nào của cây, người bị ngộ độc có thể gặp các triệu chứng như co giật, hôn mê sâu, và nếu không được cấp cứu kịp thời, thậm chí có thể tử vong trong vòng 24 giờ. Mùi hương đậm đặc của hoa cũng có thể gây chóng mặt, mệt mỏi nếu tiếp xúc lâu dài, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ và thú cưng.
Không chỉ vậy, về mặt phong thủy, mạn đà la còn mang nhiều ý nghĩa không lành.
Mạn đà la tím tượng trưng cho sự sợ hãi.
Mạn đà la xanh gắn liền với sự lừa dối trong tình yêu.
Mạn đà la đen đại diện cho sự trả thù và bóng tối.
Những thông điệp u ám này khiến cây mạn đà la trở thành loại cây bị xếp vào danh sách "không nên trồng trong nhà", theo quan niệm của người xưa.
Loài hoa này còn dùng để chiết xuất ra Scopolamine gây ảo giác nên còn bị gọi là hơi thở của quỷ. Bởi thế nên tránh trồng hoa này ở nhà vì có thể gây hại, đặc biệt nếu có trẻ nhỏ.
2. Hoa bỉ ngạn
Hoa bỉ ngạn, hay còn gọi là hoa của "bờ bên kia", là loài hoa mang vẻ đẹp ma mị với những cánh hoa đỏ rực, hoặc vàng hoặc trắng. Hoa bỉ ngạn nổi bật nhưng cũng nhuốm đầy bi thương bởi gắn với truyền thuyết buồn, thê lương.
Mỗi quốc gia có cách lý giải riêng về ý nghĩa của hoa bỉ ngạn:
- Ở Nhật Bản, loài hoa này tượng trưng cho những hồi ức đau buồn.
- Tại Triều Tiên, nó gắn liền với nỗi nhớ khắc khoải.
- Ở Trung Quốc, hoa bỉ ngạn được xem là biểu tượng của sự chia ly, vẻ đẹp thuần khiết nhưng nhuốm màu khổ đau.
Truyền thuyết kể rằng, hoa bỉ ngạn mọc dọc theo con đường xuống địa ngục, dẫn lối cho các linh hồn đã khuất. Vì vậy, loài hoa này luôn mang dáng vẻ tang thương và gắn liền với thế giới âm phủ.
Một điểm đặc biệt của hoa bỉ ngạn là lá và hoa không bao giờ cùng xuất hiện: khi hoa nở thì lá đã rụng, khi lá mọc thì hoa đã tàn. Điều này được xem là điềm không tốt, tượng trưng cho chia ly, không trọn vẹn, đơn độc và buồn bã.
Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh nặng nề, hoa bỉ ngạn còn có thành phần nguy hiểm về mặt sức khỏe. Củ của cây chứa chất độc Lycopene và Galantamine – những chất có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và tê liệt thần kinh nếu vô tình ăn phải. Lá cây cũng có độc tính, tuy nhẹ hơn, nhưng đủ để ảnh hưởng đến môi trường đất xung quanh.
Vì những lý do trên, người xưa khuyên không nên trồng hoa bỉ ngạn trong nhà hay sân vườn, để tránh hút năng lượng âm và rước vận xui vào nhà.
3. Hoa cúc thắp hương
Bạn có thể mua cúc thắp hương nhưng không nên trồng cây hoa cúc trắng cúc vàng trước nhà. Hoa cúc vàng và cúc trắng vốn là loài hoa đẹp, giản dị, nhưng trong phong tục phương Đông, chúng lại gắn liền với sự thương tiếc và tưởng nhớ người đã khuất.
Trong các lễ tang, cúc trắng và cúc vàng được sử dụng phổ biến để viếng người mất, tượng trưng cho sự kính trọng, lòng biết ơn và tiếc thương sâu sắc. Trên bàn thờ gia tiên, những bình hoa cúc trắng, cúc vàng cũng thường được bày để tưởng niệm tổ tiên.
Chính vì lý do đó, người xưa quan niệm rằng hoa cúc trắng và vàng mang tính âm mạnh, dễ thu hút năng lượng xấu vào nhà nếu trồng trong không gian sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, theo phong thủy, việc để những loài hoa này trong nhà có thể làm mất cân bằng âm dương, ảnh hưởng đến vận khí và sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Do đó, hoa cúc trắng và vàng được khuyến cáo chỉ nên dùng trong những dịp tưởng niệm, thờ cúng, không nên trồng nhiều trong khuôn viên nhà ở hay phòng khách.
Việc trồng cây cảnh trong nhà không chỉ mang ý nghĩa làm đẹp mà còn liên quan mật thiết đến phong thủy và sức khỏe gia đình.Theo kinh nghiệm của người xưa, những loài cây gắn liền với năng lượng âm như mạn đà la, bỉ ngạn, hay cúc trắng - vàng nên được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mang vào nhà.
Để giữ gìn vận khí tốt, bảo vệ sức khỏe và tạo môi trường sống hài hòa, gia đình nên lựa chọn những loại cây xanh tươi, có ý nghĩa cát lành, thu hút tài lộc và sinh khí như kim ngân, kim tiền, lộc vừng...
*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm
Tác giả: Như Bình
-
Người xưa dạy, “Xây nhà để Bạch Hổ che Rồng Xanh”, con cháu nghèo ba đời: Bạch Hổ, Rồng Xanh là gì?
-
Bước vào phòng nhà nghỉ, khách sạn, vì sao phải ném ngay một chai nước vào gầm giường?
-
5 loại cây phong thủy cầu Tài Lộc, đặt lên bàn làm việc để công thành danh toại, thăng tiến vù vù
-
Trồng cây nguyệt quế trong nhà có tốt không? 5 Lưu ý khi trồng cây nguyệt quế để Thu Hút Tài Lộc
-
Bảo quản hành lá nhớ làm thêm bước này để cả tháng vẫn xanh tươi