Rau bồng khoai
Bồng khoai, hay còn gọi là ngó khoai, mầm khoai, cò khoai,... có thể kết hợp nấu được với nhiều loại nguyên liệu khác nhau như: nấu cùng ốc, cá khoai, cua và rau rút.... Dù nấu theo công thức nào thì việc sơ chế đúng cách để loại bỏ vị ngứa ban đầu luôn là bước quan trọng nhất. Trước nấu loại bỏ được vị ngứa ban đầu sẽ cho ra món ăn đậm đà không thể nào quên.
Cách nấu canh bồng khoai thơm ngon
Nguyên liệu: Bồng khoai, xương sườn, các loại rau thơm (hành lá, rau tía tô, rau mùi tàu, rau ngổ) và các loại gia vị (dầu ăn, hành tím, nước mắm, bột canh, bột ngọt, mẻ).
Lưu ý: Bồng khoai nên chọn loại còn non, mầm chắc mẩy.
- Bồng khoai sau khi tước và cạo vỏ đến đâu thì phải ngâm luôn cùng nước muối và vắt thêm ít nước chanh để không bị thâm. Nếu có nước gạo ngâm pha muối và chanh thì càng tốt.
- Ngâm khoảng 30 phút thì vớt ra và rửa lại thêm 2, 3 lần nước nữa cho bồng khoai hết nhựa và hết ngứa.
- Sau đó đem luộc sơ qua cùng nước muối.
- Xương sườn hầm chín tới. Phi thơm hành củ rồi cho bồng khoai vào xào sơ, trút vào nồi xương hầm cùng xương sườn tới khi bồng khoai chín mềm. Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm các loại rau thơm thái nhỏ là hoàn tất nồi canh bồng khoai tuổi thơ.
- Cà chua thái múi cau. Hành khô, tỏi khô băm nhỏ. Các loại rau gia vị như hành lá, lá lốt, tía tô, rau ngổ thái nhỏ.
- Tùy theo khẩu vị của từng gia đình có thể chỉ nấu riêng bồng khoai với mắm tôm, nhưng cũng có nơi cho thêm tôm. Nếu nấu thêm tôm thì bóc vỏ rồi băm nhỏ. Phi thơm hành tỏi băm rồi cho cà chua vào xào với một chút nước mắm. Sau đó cho tôm vào đảo đều.
- Đổ nước sôi vào nồi tôm xào. Cho me chua rồi nêm nếm gia vị cùng một ít mắm tôm cho vừa ăn. Đợi canh sôi lại, cho bồng khoai vào tiếp. Khi thấy khoai đã chín nhừ thì cho lá lốt, tía tô, hành ngổ cùng một vài lát ớt vào. Nấu thêm 2 phút tắt bếp, múc ra bát và dùng nóng.
- Vị ngọt đậm của mắm tôm được nắng quyện với bồng khoai tạo nên món ăn dân dã mà khó quên. Canh bồng khoai là thứ canh mát, thanh thích hợp với mùa nóng và đổi vị cho gia đình.
Tác giả: M