Canh sườn vỏ dưa hấu (phần cùi trắng): Món canh bài thuốc này có vị ngọt thanh mát của cùi dưa hấu, vị béo của sườn non kết hợp với mùi thơm đặc trưng của gừng sẽ rất dễ ăn không những thế nó còn có tác dụng trị bệnh ở xương khớp.
Súp vỏ dưa hấu với chả mực: Với món này đầu tiên bạn lấy vỏ dưa thái hạt lựu, chả mực thái lát mỏng, chuẩn bị thêm một tô nước dùng gà đun nóng. Sau khi nước gà được đun sôi bạn hãy bỏ các nguyên liệu vào nấu chín là hoàn thành món súp vỏ dưa chả mực chữa xương khớp.
Gỏi vỏ dưa hấu: Đây là món dễ ăn và được nhiều người sử dụng để chữa các bệnh về xương khớp nhất. Bạn chỉ cần nạo hoặc thái sợ vỏ và phần cùi trắng của dứa hấu sau đó làm nộm như bình thường là xong.
Bên cạnh có thể chữa một số bệnh xương khớp, sự kết hợp của folate và vitamin thiết yếu trong phần vỏ của dưa hấu đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và ung thư ruột kết.
Một số nghiên cứu cho thấy, phần vỏ này của dưa hấu có chứa axit amin citrulline có thể giúp ích cho nam giới mắc rối loạn chức năng cương dương ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Chữa bệnh theo y học cổ truyền
Vỏ dưa hấu theo Y học cổ truyền được gọi là Tây qua bì, vị ngọt nhạt, tính hàn; quy kinh tâm, vị. Có tác dụng thanh nhiệt giải thử, chỉ khát, lợi niệu, tiêu viêm.
Theo kinh nghiệm dân gian: Vỏ dưa (đã gọt sạch lớp vỏ xanh phía ngoài) ngâm nước vôi trong 5-6 giờ, vớt ra rửa kỹ bằng nước sạch, tráng lại bằng nước đun sôi để ấm (50-60o C), rồi đem thái chỉ hoặc nạo nhỏ, thắng nước đường, đổ cùi dưa vào, múc ra bát để nguội làm món ăn giải khát, giải nhiệt rất tốt.
Cũng có thể phơi khô vỏ dưa hấu (không gọt bỏ vỏ xanh), những khi cần đem sắc uống để làm thuốc giải nhiệt.
Thanh nhiệt giải thử: dùng khi say nắng, ra nhiều mồ hôi, tâm phiền miệng khát: Vỏ dưa hấu, bạch biển đậu, liên diệp, trúc diệp tâm, lấy lượng bằng nhau sắc uống.
Thanh nhiệt lợi niệu: dùng trong bệnh thấp nhiệt, hoàng đản, bụng trướng, tiểu tiện không thông, dùng bài Tây qua tán: Tây qua bì, sa nhân, tỏi. Lấy quả dưa hấu trích một lỗ nhỏ đủ để nạo hết phần ruột đỏ, đậy nắp vỏ (chỗ vỏ trích).
Tác giả: